Người có chỉ số EQ thấp dễ bị stress: Khi bị nhiều cảm xúc dồn nén một lúc, chúng nhanh chóng gây cảm giác căng thẳng, lo lắng, Những xúc cảm không được gọi tên này sẽ làm trí óc và cơ thể bị kéo căng. Nếu là người có kỹ năng EQ, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát sự căng thẳng trước khi để chúng leo thang.Bạn khó quyết đoán: Những người có chỉ số EQ cao biết cách cân bằng mọi thứ và có khả năng quyết đoán và đưa ra các ranh giới. Đây là sự kết hợp lý tưởng khi giải quyết các mâu thuẫn. Khi va chạm với nhau, phần lớn mọi người sẽ có những hành vi tiêu cực hoặc công kích. Nhưng những người thông minh về tình cảm thường giữ được cân bằng và tự tin bằng cách không để xảy ra những phản ứng chưa được sàng lọc. Nhờ vậy, họ có thể dung hòa được với những người khó khăn và gây ảnh hưởng không tốt mà không tạo ra kẻ thù.Vốn từ vựng về xúc cảm bị hạn chế: Ai cũng trải qua nhiều cảm xúc khác nhau nhưng không phải ai cũng có thể gọi tên chính xác những cảm xúc đó. Những người có chỉ số EQ cao nắm được xúc cảm của mình vì họ hiểu rõ họ đang cảm thấy khó chịu, nản chí, lo lắng hay bị đè nén chứ không mô tả cảm xúc của mình một cách đơn giản là “không tốt”.Bạn nhanh chóng đưa ra giả định và bảo vệ giả định một cách quyết liệt: Những người thiếu EQ thường đưa ra ý kiến nhanh chóng trước khi thu thập được những bằng chứng để chứng minh ý kiến của mình là đúng. Họ phớt lờ tất cả những ý kiến đối lập. Ngược lại, những người có chỉ số EQ cao biết rằng những phản ứng đầu tiên thường bị cảm xúc chi phối nên họ cho mình thời gian để xem xét hậu quả cũng như xây dựng phản biện.Duy trì ác cảm: Cảm xúc tiêu cực này là một phản ứng do stress gây ra khiến bạn luôn bị căng thẳng trong người. Những người thừa EQ luôn tránh cảm xúc này bằng mọi giá để không cảm thấy khó chịu đồng thời lại tốt cho sức khỏe. Bạn không bỏ qua sai lầm: Những người thông minh luôn giữ khoảng cách với những sai lầm của mình nhưng không có nghĩa là quên lãng. Day dứt với sai lầm khiến bạn lo lắng và xấu hổ, còn nếu quên đi thì rất dễ mắc phải sai lầm cũ. Chìa khóa của sự cân bằng nằm ở khả năng có thể cải thiện thất bại để trở nên tốt hơn.Bạn không biết khi nào sẽ bốc đồng: Những người thừa EQ biết rõ điểm bốc đồng của mình để tránh xa những tình huống mà người khác có thể sẽ hành động hấp tấp cho đến khi họ cư xử đúng mực. Bạn thường cảm thấy mình bị hiểu lầm: Khi thiếu EQ, bạn cảm thấy mình bị hiểu lầm vì không thể truyền tải những thông điệp mà người khác có thể hiểu được. Những người thông minh tuy không làm việc này một cách hoàn hảo nhưng họ biết cách thay đổi cách tiếp cận và tái truyền đạt thông tin theo cách người khác có thể hiểu được. Bạn không tức giận: EQ cao không có nghĩa là lúc nào cũng cư xử đẹp mà là kiểm soát cảm xúc của mình để đạt được kết quả mong muốn. Điều này có nghĩa là bạn cũng cần cho người khác thấy bạn thất vọng, buồn bã hay nản chí. Nói cách khác, người có EQ cao biến cách hoán đổi các cảm xúc một cách có mục đích để phù hợp với từng tình huống. Bạn đổ lỗi người khác gây ra cảm xúc của bạn: Cảm xúc đến từ bên trong và bạn là người chịu trách nhiệm với nó. Không ai có thể gây ra cảm xúc của bạn nếu bạn không muốn. Bạn dễ cảm thấy bị xúc phạm: Người có chỉ số EQ cao rất tự tin và cởi mở, họ khá “mặt dày” nên có thể tự lấy mình làm trò cười hoặc để người khác trêu trọc vì họ biết đâu là ranh giới giữa sự hài hước và xúc phạm. (Nguồn ảnh: Verywell)
Người có chỉ số EQ thấp dễ bị stress: Khi bị nhiều cảm xúc dồn nén một lúc, chúng nhanh chóng gây cảm giác căng thẳng, lo lắng, Những xúc cảm không được gọi tên này sẽ làm trí óc và cơ thể bị kéo căng. Nếu là người có kỹ năng EQ, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát sự căng thẳng trước khi để chúng leo thang.
Bạn khó quyết đoán: Những người có chỉ số EQ cao biết cách cân bằng mọi thứ và có khả năng quyết đoán và đưa ra các ranh giới. Đây là sự kết hợp lý tưởng khi giải quyết các mâu thuẫn. Khi va chạm với nhau, phần lớn mọi người sẽ có những hành vi tiêu cực hoặc công kích. Nhưng những người thông minh về tình cảm thường giữ được cân bằng và tự tin bằng cách không để xảy ra những phản ứng chưa được sàng lọc. Nhờ vậy, họ có thể dung hòa được với những người khó khăn và gây ảnh hưởng không tốt mà không tạo ra kẻ thù.
Vốn từ vựng về xúc cảm bị hạn chế: Ai cũng trải qua nhiều cảm xúc khác nhau nhưng không phải ai cũng có thể gọi tên chính xác những cảm xúc đó. Những người có chỉ số EQ cao nắm được xúc cảm của mình vì họ hiểu rõ họ đang cảm thấy khó chịu, nản chí, lo lắng hay bị đè nén chứ không mô tả cảm xúc của mình một cách đơn giản là “không tốt”.
Bạn nhanh chóng đưa ra giả định và bảo vệ giả định một cách quyết liệt: Những người thiếu EQ thường đưa ra ý kiến nhanh chóng trước khi thu thập được những bằng chứng để chứng minh ý kiến của mình là đúng. Họ phớt lờ tất cả những ý kiến đối lập. Ngược lại, những người có chỉ số EQ cao biết rằng những phản ứng đầu tiên thường bị cảm xúc chi phối nên họ cho mình thời gian để xem xét hậu quả cũng như xây dựng phản biện.
Duy trì ác cảm: Cảm xúc tiêu cực này là một phản ứng do stress gây ra khiến bạn luôn bị căng thẳng trong người. Những người thừa EQ luôn tránh cảm xúc này bằng mọi giá để không cảm thấy khó chịu đồng thời lại tốt cho sức khỏe.
Bạn không bỏ qua sai lầm: Những người thông minh luôn giữ khoảng cách với những sai lầm của mình nhưng không có nghĩa là quên lãng. Day dứt với sai lầm khiến bạn lo lắng và xấu hổ, còn nếu quên đi thì rất dễ mắc phải sai lầm cũ. Chìa khóa của sự cân bằng nằm ở khả năng có thể cải thiện thất bại để trở nên tốt hơn.
Bạn không biết khi nào sẽ bốc đồng: Những người thừa EQ biết rõ điểm bốc đồng của mình để tránh xa những tình huống mà người khác có thể sẽ hành động hấp tấp cho đến khi họ cư xử đúng mực.
Bạn thường cảm thấy mình bị hiểu lầm: Khi thiếu EQ, bạn cảm thấy mình bị hiểu lầm vì không thể truyền tải những thông điệp mà người khác có thể hiểu được. Những người thông minh tuy không làm việc này một cách hoàn hảo nhưng họ biết cách thay đổi cách tiếp cận và tái truyền đạt thông tin theo cách người khác có thể hiểu được.
Bạn không tức giận: EQ cao không có nghĩa là lúc nào cũng cư xử đẹp mà là kiểm soát cảm xúc của mình để đạt được kết quả mong muốn. Điều này có nghĩa là bạn cũng cần cho người khác thấy bạn thất vọng, buồn bã hay nản chí. Nói cách khác, người có EQ cao biến cách hoán đổi các cảm xúc một cách có mục đích để phù hợp với từng tình huống.
Bạn đổ lỗi người khác gây ra cảm xúc của bạn: Cảm xúc đến từ bên trong và bạn là người chịu trách nhiệm với nó. Không ai có thể gây ra cảm xúc của bạn nếu bạn không muốn.
Bạn dễ cảm thấy bị xúc phạm: Người có chỉ số EQ cao rất tự tin và cởi mở, họ khá “mặt dày” nên có thể tự lấy mình làm trò cười hoặc để người khác trêu trọc vì họ biết đâu là ranh giới giữa sự hài hước và xúc phạm. (Nguồn ảnh: Verywell)