Con không muốn đi học: Trẻ lười đi học vào một ngày nào đó là bình thường. Song nếu trẻ không chịu đi học mặc dù trước đó đang rất vui vẻ hoặc bỗng nhiên trẻ kiếm cớ bị đau bụng… thì chứng tỏ trẻ bị bạn đánh hoặc bị bắt nạt ở trường. Lúc này cha mẹ cần quan sát kỹ lưỡng xem trẻ có khó chịu vì đau bụng thật không. Nếu trẻ vẫn vui vẻ khi nói về bạn bè ở trường thì chứng tỏ mọi chuyện vẫn hoàn toàn bình thường. Con thay đổi cách cư xử: Ngoài những dấu hiệu về thể chất thì sự thay đổi hành vi tình cảm của trẻ cũng là một dấu hiệu đáng ngờ. Cha mẹ cần để ý đến tâm trạng của con sau khi đi học về xem con có vui không. Con thay đổi thói quen đi ngủ: Khi trẻ lo lắng hôm sau đi học sẽ bị bắt nạt, trêu trọc, trẻ sẽ không muốn đi ngủ. Ngoài ra trẻ còn có thể gặp ác mộng khi ngủ, không chịu thức dậy vào buổi sáng hoặc thức giấc trong đêm, đây đều là những dấu hiệu cho thấy trẻ lo lắng vì sợ bạn bắt nạt. Kết quả học tập của con xấu đi: Nếu con bạn đang học hành vào loại khá giỏi ở trường và bỗng nhiên tụt dốc thì có thể là do trẻ bị trêu chọc, bắt nạt nên không thể tập trung vào chuyện học hành. Con thay đổi bạn bè: Trẻ thay đổi bạn mới là bình thường nhưng cần cẩn thận khi bỗng nhiên con không có bạn – chẳng hạn như khi con than phiền rằng con phải ngồi ăn một mình hoặc nói rằng bạn này bạn kia sẽ không qua chơi nữa. Khi phát hiện con bị bắt nạt ở trường học, cha mẹ cần làm những việc sau đây. Việc đầu tiên là phải thẳng thắn nói chuyện với trẻ về chuyện bị bắt nạt hay về những hành vi không đúng, qua đó trẻ học được cách tôn trọng và thông cảm với người khác, kể cả khi những người đó đối xử không tốt. Tuy nhiên, khi bị bắt nạt trẻ cũng có thể sợ hãi hoặc xấu hổ không dám nói ra. Để khuyến khích trẻ nói thật, cần thẳng thắn nói chuyện với trẻ về cảm giác khi trẻ bị bắt nạt, chia sẻ với trẻ những câu chuyện tương tự. Khi đã xác định được chính xác chuyện con đang gặp phải ở trường, cha mẹ sẽ lần lượt trao đổi với giáo viên, với hiệu trưởng rồi đến phụ huynh. Biện pháp cuối cùng khi phải trao đổi với phụ huynh thì cha mẹ cũng cần giữ thái độ trung lập, không buộc tội, không công kích. Điều quan trọng nhất vẫn là phải giữ con mình khỏe mạnh và an toàn. (Nguồn ảnh: OMH)
Con không muốn đi học: Trẻ lười đi học vào một ngày nào đó là bình thường. Song nếu trẻ không chịu đi học mặc dù trước đó đang rất vui vẻ hoặc bỗng nhiên trẻ kiếm cớ bị đau bụng… thì chứng tỏ trẻ bị bạn đánh hoặc bị bắt nạt ở trường. Lúc này cha mẹ cần quan sát kỹ lưỡng xem trẻ có khó chịu vì đau bụng thật không. Nếu trẻ vẫn vui vẻ khi nói về bạn bè ở trường thì chứng tỏ mọi chuyện vẫn hoàn toàn bình thường.
Con thay đổi cách cư xử: Ngoài những dấu hiệu về thể chất thì sự thay đổi hành vi tình cảm của trẻ cũng là một dấu hiệu đáng ngờ. Cha mẹ cần để ý đến tâm trạng của con sau khi đi học về xem con có vui không.
Con thay đổi thói quen đi ngủ: Khi trẻ lo lắng hôm sau đi học sẽ bị bắt nạt, trêu trọc, trẻ sẽ không muốn đi ngủ. Ngoài ra trẻ còn có thể gặp ác mộng khi ngủ, không chịu thức dậy vào buổi sáng hoặc thức giấc trong đêm, đây đều là những dấu hiệu cho thấy trẻ lo lắng vì sợ bạn bắt nạt.
Kết quả học tập của con xấu đi: Nếu con bạn đang học hành vào loại khá giỏi ở trường và bỗng nhiên tụt dốc thì có thể là do trẻ bị trêu chọc, bắt nạt nên không thể tập trung vào chuyện học hành.
Con thay đổi bạn bè: Trẻ thay đổi bạn mới là bình thường nhưng cần cẩn thận khi bỗng nhiên con không có bạn – chẳng hạn như khi con than phiền rằng con phải ngồi ăn một mình hoặc nói rằng bạn này bạn kia sẽ không qua chơi nữa.
Khi phát hiện con bị bắt nạt ở trường học, cha mẹ cần làm những việc sau đây. Việc đầu tiên là phải thẳng thắn nói chuyện với trẻ về chuyện bị bắt nạt hay về những hành vi không đúng, qua đó trẻ học được cách tôn trọng và thông cảm với người khác, kể cả khi những người đó đối xử không tốt.
Tuy nhiên, khi bị bắt nạt trẻ cũng có thể sợ hãi hoặc xấu hổ không dám nói ra. Để khuyến khích trẻ nói thật, cần thẳng thắn nói chuyện với trẻ về cảm giác khi trẻ bị bắt nạt, chia sẻ với trẻ những câu chuyện tương tự.
Khi đã xác định được chính xác chuyện con đang gặp phải ở trường, cha mẹ sẽ lần lượt trao đổi với giáo viên, với hiệu trưởng rồi đến phụ huynh. Biện pháp cuối cùng khi phải trao đổi với phụ huynh thì cha mẹ cũng cần giữ thái độ trung lập, không buộc tội, không công kích. Điều quan trọng nhất vẫn là phải giữ con mình khỏe mạnh và an toàn. (Nguồn ảnh: OMH)