Cá lăng sông Sêrêpốk là một đặc sản của vùng núi Tây Nguyên này. Cá lăng là loài cá da trơn, đầu bẹp như cá trê ở vùng đồng bằng. Do sông Sêrêpôk có dòng chảy quanh năm nên cá lăng sống ở đây có thịt chắc hơn những vùng khác và có khối lượng nặng hơn cá lăng ở vùng khác.Cá lăng sông Sêrêpốk chỉ phù hợp với món nướng chấm với muối ớt và món lẩu cá lăng với măng chua rừng. Nướng trên than hồng, phần thịt cá tươm mỡ béo, phần da vàng giòn rụm, phần đầu và đuôi có thể dùng để nấu măng chua ăn với bún tươi.Canh thụt đọt mây cũng là một đặc sản dân dã mà du khách sẽ nhớ mãi, dù chỉ thưởng thức lần đầu, đây là đặc sản đặc trưng của Tây Nguyên nên rất khó tìm kiếm ở vùng đồng bằng. Đọt mây, lá bép thường được người Đắk Nông sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hằng ngày, và trong những lễ hội truyền thống của địa phương. Nguyên liệu để nấu canh thụt gồm măng, thịt, rau nhíp, hoặc cá suối, ít con mối và một ít dế dũi.Cơm lam Đắk Nông: Cơm lam là một đặc sản của tỉnh Đắk Nông, món ăn tuy dân giã nhưng chúng ta có thể thấy được sự tài tình trong cách chế biến của họ.Trong mỗi miếng cơm lam, người ăn có thể cảm nhận được vị ngọt và thơm của gạo dẻo trong mùi hương của nứa.Cà đắng vốn là loại cà mọc dại. Sau được người dân đem về trồng và tạo ra một giống cà đắng ít đắng hơn. Cà có quả thon dài, trái có vằn dọc trắng xanh như trái dưa. Vị cà đắng đăng đắng như khổ qua rừng rất hấp dẫn. Người trong buôn thường dùng cà để nấu canh, kho cá khô hoặc kho tép. Món ăn nào cũng đặc trưng vị đắng, vị cay khiến ai ăn một lần cũng muốn dùng nữa.Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.Măng chua rừng: Đến với Đắk Nông, bạn phải một lần nếm món măng chua của đồng bào dân tộc nơi đây mới cảm nhận hết được những nét giản dị, mộc mạc của nó. Không phải là một món ăn cao sang, măng chua mộc mạc như bản chất của người dân tộc Tây Nguyên và để lại trong lòng mỗi thực khách một cảm giác thật ngon, thật lạ vì chính bản chất bình dị, tự nhiên vốn có của nó.Cà phê Đức Lập: Đức Lập là tên cũ của huyện lỵ Đắk Mil, một địa phương có đất đai, thổ nhưỡng rất phù hợp với cây cà phê. Hiện nay, Đắk Mil có diện tích cà phê lớn nhất của tỉnh. Do thuận lợi về tự nhiên; mặt khác, người dân địa phương đã có kinh nghiệm chăm sóc, thu hoạch, sơ chế… nên hạt cà phê Đắk Mil có chất lượng cao.Khoai lang Tuy Đức: Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên khoai lang ở Tuy Đức đạt năng suất cao, mang hương vị đặc trưng riêng: thơm ngon, bùi, ngọt, hàm lượng tinh bột và dinh dưỡng cao; được người tiêu dùng ưa chuộng, nhiều doanh nghiệp thu mua để sản xuất ra các mặt hàng như bánh, mứt, kẹo… và xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Malaysia.Trái cây Đắk Glong: Đắk Glong là địa phương có nhiều trang trại trồng cây ăn trái như cam, quýt, bơ, thanh long ruột đỏ, dưa, chuối… Theo thống kê, hiện toàn huyện đã có khoảng 1.000 ha cây ăn trái mang lại nguồn lợi lớn cho người dân. Những năm gần đây, nhiều người dân huyện Đắk Glong đã đưa giống ổi ứng dụng công nghệ cao vào trồng. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Cá lăng sông Sêrêpốk là một đặc sản của vùng núi Tây Nguyên này. Cá lăng là loài cá da trơn, đầu bẹp như cá trê ở vùng đồng bằng. Do sông Sêrêpôk có dòng chảy quanh năm nên cá lăng sống ở đây có thịt chắc hơn những vùng khác và có khối lượng nặng hơn cá lăng ở vùng khác.
Cá lăng sông Sêrêpốk chỉ phù hợp với món nướng chấm với muối ớt và món lẩu cá lăng với măng chua rừng. Nướng trên than hồng, phần thịt cá tươm mỡ béo, phần da vàng giòn rụm, phần đầu và đuôi có thể dùng để nấu măng chua ăn với bún tươi.
Canh thụt đọt mây cũng là một đặc sản dân dã mà du khách sẽ nhớ mãi, dù chỉ thưởng thức lần đầu, đây là đặc sản đặc trưng của Tây Nguyên nên rất khó tìm kiếm ở vùng đồng bằng. Đọt mây, lá bép thường được người Đắk Nông sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hằng ngày, và trong những lễ hội truyền thống của địa phương. Nguyên liệu để nấu canh thụt gồm măng, thịt, rau nhíp, hoặc cá suối, ít con mối và một ít dế dũi.
Cơm lam Đắk Nông: Cơm lam là một đặc sản của tỉnh Đắk Nông, món ăn tuy dân giã nhưng chúng ta có thể thấy được sự tài tình trong cách chế biến của họ.Trong mỗi miếng cơm lam, người ăn có thể cảm nhận được vị ngọt và thơm của gạo dẻo trong mùi hương của nứa.
Cà đắng vốn là loại cà mọc dại. Sau được người dân đem về trồng và tạo ra một giống cà đắng ít đắng hơn. Cà có quả thon dài, trái có vằn dọc trắng xanh như trái dưa. Vị cà đắng đăng đắng như khổ qua rừng rất hấp dẫn. Người trong buôn thường dùng cà để nấu canh, kho cá khô hoặc kho tép. Món ăn nào cũng đặc trưng vị đắng, vị cay khiến ai ăn một lần cũng muốn dùng nữa.
Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Măng chua rừng: Đến với Đắk Nông, bạn phải một lần nếm món măng chua của đồng bào dân tộc nơi đây mới cảm nhận hết được những nét giản dị, mộc mạc của nó. Không phải là một món ăn cao sang, măng chua mộc mạc như bản chất của người dân tộc Tây Nguyên và để lại trong lòng mỗi thực khách một cảm giác thật ngon, thật lạ vì chính bản chất bình dị, tự nhiên vốn có của nó.
Cà phê Đức Lập: Đức Lập là tên cũ của huyện lỵ Đắk Mil, một địa phương có đất đai, thổ nhưỡng rất phù hợp với cây cà phê. Hiện nay, Đắk Mil có diện tích cà phê lớn nhất của tỉnh. Do thuận lợi về tự nhiên; mặt khác, người dân địa phương đã có kinh nghiệm chăm sóc, thu hoạch, sơ chế… nên hạt cà phê Đắk Mil có chất lượng cao.
Khoai lang Tuy Đức: Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên khoai lang ở Tuy Đức đạt năng suất cao, mang hương vị đặc trưng riêng: thơm ngon, bùi, ngọt, hàm lượng tinh bột và dinh dưỡng cao; được người tiêu dùng ưa chuộng, nhiều doanh nghiệp thu mua để sản xuất ra các mặt hàng như bánh, mứt, kẹo… và xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Malaysia.
Trái cây Đắk Glong: Đắk Glong là địa phương có nhiều trang trại trồng cây ăn trái như cam, quýt, bơ, thanh long ruột đỏ, dưa, chuối… Theo thống kê, hiện toàn huyện đã có khoảng 1.000 ha cây ăn trái mang lại nguồn lợi lớn cho người dân. Những năm gần đây, nhiều người dân huyện Đắk Glong đã đưa giống ổi ứng dụng công nghệ cao vào trồng. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.