Bệnh táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Thế nhưng, nếu môi trường, chế độ ăn uống và các yếu tố lối sống đã được loại bỏ, hoặc dùng thuốc nhưng táo bón vẫn không thuyên giảm, bạn nên bệnh viện kiểm tra sức khoẻ ngay vì táo bón cũng là dấu hiệu bạn đã mắc các bệnh khác.Cụ thể, bác sĩ Khoa Gan mật và tiêu hóa người Trung Quốc - Ngô Văn Kiệt mới đây đã chỉ ra, nếu táo bón thường xuyên và dùng thuốc mà không đỡ, căn nguyên có thể đến từ 5 bệnh này.1. Hội chứng ruột kích thích: Nó thường xảy ra khi con người căng thẳng về cảm xúc. Khi tất cả căng thẳng, nhu động của đường ruột sẽ bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng khác nhau ở mỗi người, có người bị tiêu chảy, có người lại bị bệnh táo bón.2. Tắc ruột do khối u: Đây là hiện tượng khối u lớn hoặc hẹp ruột do tổn thương. Vị trí càng gần hậu môn thì tình trạng táo bón càng nghiêm trọng.3. Suy nhược ruột già: Sự thoái hoá của ruột già khiến thời gian làm rỗng ruột bị kéo dài, tình trạng táo bón trở nên trầm trọng, thậm chí có người đã từng rơi vào trường hợp cả tháng không đại tiện được.4. Rối loạn nội tiết: Bao gồm rối loạn chức năng tuyến giáp, tiểu đường và các bệnh khác liên quan đến nội tiết. Các bệnh này cũng có thể biểu hiện qua táo bón. Trong số đó, người mắc bệnh về tuyến giáp đa phần là phụ nữ, không chỉ đi lâu ngày mới có thể đại tiện mà còn dễ tăng cân, phù nề, cần hết sức chú ý.5. Bệnh Parkinson: Tuổi khởi phát bệnh trên 50 tuổi, nhưng do có nhiều triệu chứng như cứng cơ, run tay… giống với tình trạng suy giảm sức khỏe của người già nên không dễ chẩn đoán sớm. Trước khi xuất hiện, cơ thể có thể biểu hiện một số rối loạn chức năng vận động như táo bón, lo lắng, mất ngủ,… đặc biệt, đa số người mắc Parkinson đều bị táo bón.Bác sĩ Ngô Văn Kiệt cũng chia sẻ thêm, rằng mặc dù khó nhận biết nhưng nếu hiện tượng táo bón xuất hiện kèm theo 3 triệu chứng sau thì cần đi khám ngay để loại trừ khả năng mắc bệnh:1. Phân có máu, nhất là khi các triệu chứng diễn ra lặp đi lặp lại
2. Đau bụng dữ dội, mức độ đau vượt quá cảm giác đại tiện bình thường
3. Tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng.Bác sĩ Ngô Văn Kiệt nhắc nhở mọi người, vấn đề táo bón vẫn cần được cải thiện một cách căn bản, nền tảng. Bạn cần điều chỉnh dần thói quen ăn uống, lối sống, thậm chí cả môi trường sống của mình.Cố gắng ăn nhiều rau quả, uống đủ nước, hình thành và duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Khi muốn đi vệ sinh, không cố tình nín nhịn, không sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh để đảm bảo quá trình thải phân của cơ thể không bị gián đoạn.M ời quý độc giả xem thêm video: Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ. Nguồn video: Vinmec.
Bệnh táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Thế nhưng, nếu môi trường, chế độ ăn uống và các yếu tố lối sống đã được loại bỏ, hoặc dùng thuốc nhưng táo bón vẫn không thuyên giảm, bạn nên bệnh viện kiểm tra sức khoẻ ngay vì táo bón cũng là dấu hiệu bạn đã mắc các bệnh khác.
Cụ thể, bác sĩ Khoa Gan mật và tiêu hóa người Trung Quốc - Ngô Văn Kiệt mới đây đã chỉ ra, nếu táo bón thường xuyên và dùng thuốc mà không đỡ, căn nguyên có thể đến từ 5 bệnh này.
1. Hội chứng ruột kích thích: Nó thường xảy ra khi con người căng thẳng về cảm xúc. Khi tất cả căng thẳng, nhu động của đường ruột sẽ bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng khác nhau ở mỗi người, có người bị tiêu chảy, có người lại bị bệnh táo bón.
2. Tắc ruột do khối u: Đây là hiện tượng khối u lớn hoặc hẹp ruột do tổn thương. Vị trí càng gần hậu môn thì tình trạng táo bón càng nghiêm trọng.
3. Suy nhược ruột già: Sự thoái hoá của ruột già khiến thời gian làm rỗng ruột bị kéo dài, tình trạng táo bón trở nên trầm trọng, thậm chí có người đã từng rơi vào trường hợp cả tháng không đại tiện được.
4. Rối loạn nội tiết: Bao gồm rối loạn chức năng tuyến giáp, tiểu đường và các bệnh khác liên quan đến nội tiết. Các bệnh này cũng có thể biểu hiện qua táo bón. Trong số đó, người mắc bệnh về tuyến giáp đa phần là phụ nữ, không chỉ đi lâu ngày mới có thể đại tiện mà còn dễ tăng cân, phù nề, cần hết sức chú ý.
5. Bệnh Parkinson: Tuổi khởi phát bệnh trên 50 tuổi, nhưng do có nhiều triệu chứng như cứng cơ, run tay… giống với tình trạng suy giảm sức khỏe của người già nên không dễ chẩn đoán sớm. Trước khi xuất hiện, cơ thể có thể biểu hiện một số rối loạn chức năng vận động như táo bón, lo lắng, mất ngủ,… đặc biệt, đa số người mắc Parkinson đều bị táo bón.
Bác sĩ Ngô Văn Kiệt cũng chia sẻ thêm, rằng mặc dù khó nhận biết nhưng nếu hiện tượng táo bón xuất hiện kèm theo 3 triệu chứng sau thì cần đi khám ngay để loại trừ khả năng mắc bệnh:
1. Phân có máu, nhất là khi các triệu chứng diễn ra lặp đi lặp lại
2. Đau bụng dữ dội, mức độ đau vượt quá cảm giác đại tiện bình thường
3. Tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng.
Bác sĩ Ngô Văn Kiệt nhắc nhở mọi người, vấn đề táo bón vẫn cần được cải thiện một cách căn bản, nền tảng. Bạn cần điều chỉnh dần thói quen ăn uống, lối sống, thậm chí cả môi trường sống của mình.
Cố gắng ăn nhiều rau quả, uống đủ nước, hình thành và duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Khi muốn đi vệ sinh, không cố tình nín nhịn, không sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh để đảm bảo quá trình thải phân của cơ thể không bị gián đoạn.
M ời quý độc giả xem thêm video: Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ. Nguồn video: Vinmec.