Loại cây này mọc bò ven các bờ ruộng, các ngọn núi, sườn đồi, các khu đất hoang ở khắp nơi ở nước ta. Bạch hoa xà vị đắng, chát, tính hơi ôn, không độc và được xem là một cây thuốc quý nhưng rất dễ tìm. Ảnh: Tác dụng của cây. Mọi bộ phận của cây bạch hoa xà đều có thể sử dụng để làm thuốc. Mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc từ bạch hoa xà trong Đông y sau đây. Ảnh: Thoái hóa cột sống. Dùng cho phụ nữ bị chậm kinh: Để chế bài thuốc trị chậm kinh bằng cây bạch hoa xà cần có những nguyên liệu sau: lấy 16gbạch hoa xà, nghệ đen 20g, lá móng tay 40g, cam thảo đất 16g, đem các vị thuốc này rửa thật sạch sau đó sắc lên lấy nước cho người bệnh uống. Uống đến khi thấy có kinh trở lại thì dừng. Người bị cao huyết áp: kết hợp bạch hoa xà, hoa đại, cỏ xước, lá dâu, quyết minh tử và ích mẫu. Ngày cho người bệnh uống 1 thang. Ảnh: Panoremio.Trị bệnh táo bón: lấy lá cây bạch hoa xà nấu nước để uống còn phần cái thì ăn ( nên chọn lá non để ăn dễ hơn). Nếu không nấu nước thì mọi người có thể giã nát lá lọc lấy nước cốt để uống nhưng cách này thường khó uống hơn cách đầu tiên. Ảnh: Afamily.Trị đau dạ dày và làm mát gan: rễ bạch hoa xà, cam thảo đất, nhân trần đun nước uống. Ảnh: blog chữa khỏi bệnh dạ dày. Ngoài những công dụng ở trên bạch hoa xà rất tốt với xương khớp và có thể dùng để trị nhức mỏi, bong gân do chấn thương, tê khớp…: sắc thuốc bạch hoa xà với cam thảo đất uống hoặc là ngâm rượu từ rễ cây uống kết hợp với xoa bóp. Ảnh: Bệnh xương khớp. Không chỉ làm thuốc sắc uống trực tiếp mà cây bạch hoa xà dùng ngoài cũng đem lại hiệu quả rất lớn. Ảnh: Cây cảnh. Lấy lá tươi hoặc rễ non giã nhuyễn đắp vào những khu vực bị sưng đau do ngã hoặc là những vị trí bị mụn nhọt, lở loét sẽ giảm sưng và tiêu viêm rất nhanh. Tuy nhiên, cần tránh đắp trực tiếp lên da mà phải thông qua một lớp gạc hoặc vải để tránh làm bỏng rát da. Ảnh: Tâm sự gia đình. Rễ bạch hoa xà sao khô, tán bột hòa với dầu vừng dùng để xoa bóp vết thương rất tốt. (Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng) Ảnh: Báo thanh niên.
Loại cây này mọc bò ven các bờ ruộng, các ngọn núi, sườn đồi, các khu đất hoang ở khắp nơi ở nước ta. Bạch hoa xà vị đắng, chát, tính hơi ôn, không độc và được xem là một cây thuốc quý nhưng rất dễ tìm. Ảnh: Tác dụng của cây.
Mọi bộ phận của cây bạch hoa xà đều có thể sử dụng để làm thuốc. Mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc từ bạch hoa xà trong Đông y sau đây. Ảnh: Thoái hóa cột sống.
Dùng cho phụ nữ bị chậm kinh: Để chế bài thuốc trị chậm kinh bằng cây bạch hoa xà cần có những nguyên liệu sau: lấy 16gbạch hoa xà, nghệ đen 20g, lá móng tay 40g, cam thảo đất 16g, đem các vị thuốc này rửa thật sạch sau đó sắc lên lấy nước cho người bệnh uống. Uống đến khi thấy có kinh trở lại thì dừng.
Người bị cao huyết áp: kết hợp bạch hoa xà, hoa đại, cỏ xước, lá dâu, quyết minh tử và ích mẫu. Ngày cho người bệnh uống 1 thang. Ảnh: Panoremio.
Trị bệnh táo bón: lấy lá cây bạch hoa xà nấu nước để uống còn phần cái thì ăn ( nên chọn lá non để ăn dễ hơn). Nếu không nấu nước thì mọi người có thể giã nát lá lọc lấy nước cốt để uống nhưng cách này thường khó uống hơn cách đầu tiên. Ảnh: Afamily.
Trị đau dạ dày và làm mát gan: rễ bạch hoa xà, cam thảo đất, nhân trần đun nước uống. Ảnh: blog chữa khỏi bệnh dạ dày.
Ngoài những công dụng ở trên bạch hoa xà rất tốt với xương khớp và có thể dùng để trị nhức mỏi, bong gân do chấn thương, tê khớp…: sắc thuốc bạch hoa xà với cam thảo đất uống hoặc là ngâm rượu từ rễ cây uống kết hợp với xoa bóp. Ảnh: Bệnh xương khớp.
Không chỉ làm thuốc sắc uống trực tiếp mà cây bạch hoa xà dùng ngoài cũng đem lại hiệu quả rất lớn. Ảnh: Cây cảnh.
Lấy lá tươi hoặc rễ non giã nhuyễn đắp vào những khu vực bị sưng đau do ngã hoặc là những vị trí bị mụn nhọt, lở loét sẽ giảm sưng và tiêu viêm rất nhanh. Tuy nhiên, cần tránh đắp trực tiếp lên da mà phải thông qua một lớp gạc hoặc vải để tránh làm bỏng rát da. Ảnh: Tâm sự gia đình.
Rễ bạch hoa xà sao khô, tán bột hòa với dầu vừng dùng để xoa bóp vết thương rất tốt. (Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng) Ảnh: Báo thanh niên.