Sự việc hy hữu xảy ra tại một ngôi làng nông thôn ở trung tâm phía bắc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Cô Cảnh, 50 tuổi, vốn là người có sức khỏe tốt không ngờ lại nhiễm Chlamydia psittaci. Cụ thể, thời gian gần đây, cô Cảnh bỗng dưng bị mệt mỏi toàn thân, lúc đầu cứ nghĩ là làm việc quá sức, nghỉ ngơi thì khỏe hơn. Nhưng sau 1 tuần nghỉ ngơi, tình trạng mệt mỏi không những không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn. (Ảnh minh họa)Dần dần, cô Cảnh thậm chí không thể đi lại còn bị ho khan dữ dội, kèm theo sốt, nhiệt độ cơ thể lên đến 39,2°C. Lo lắng, cô Cảnh đến bệnh viện địa phương nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Sau vài ngày điều trị, cô được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang.Khi được chị đưa đến phòng cấp cứu, hiện tượng tức ngực và khó thở của cô Cảnh cực kỳ nghiêm trọng, độ bão hòa oxy không cao khi hít thở oxy và chỉ số viêm protein phản ứng C cao tới 327,7 mg/L.Xét nghiệm cho thấy gan, thận, cơ đều bị tổn thương, chụp CT phổi cho thấy nhiều tổn thương lan tỏa ở cả hai phổi. Bác sĩ cấp cứu cho rằng bệnh nhân ở trong tình trạng nguy kịch không rõ căn nguyên nên nhanh chóng mời bác sĩ bệnh truyền nhiễm để hội chẩn.Phó chủ nhiệm khoa truyền nhiễm Uông Quốc Vận hỏi bệnh sử chi tiết và cho rằng bệnh nhân khởi phát cấp tính, tiến triển phổi nhanh, nhiều tổn thương phổi và lượng oxy thấp, phù hợp với bệnh "viêm phổi nặng".Tuy nhiên, điều kỳ lạ là sau khi nhập viện, các xét nghiệm định kỳ liên quan bao gồm vi rút cúm, vi rút hô hấp, viêm phổi do mycoplasma và các xét nghiệm khác đều cho kết quả âm tính, phổi sau vài ngày lại tổn thương tiến triển nặng hơn trước.Chủ nhiệm Khoa Các bệnh truyền nhiễm Phan Hồng Anh và các thành viên trong nhóm của ông quyết định truy tìm nguyên nhân gốc rễ và tìm hiểu thêm về bệnh sử. Cuối cùng, họ đã phát hiện ra nguyên nhân. Cô Cảnh đã đứng xem người khác giết vịt khoảng 10 ngày trước khi phát bệnh, như vậy là có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống, nên phải cân nhắc khả năng lây bệnh từ động vật.Đúng như dự đoán, kết quả giải trình tự gen thế hệ thứ hai (mNGS) của dịch rửa phế nang đã phát hiện ra trình tự axit nucleic của vi khuẩn Chlamydia psittaci.Cô Cảnh được chẩn đoán là nhiễm Chlamydia psittaci - một loài vi khuẩn nội bào gây chết người có thể gây bệnh chlamydiosis đặc hữu, bùng phát dịch ở động vật có vú và bệnh psittacosis ở người. Vật chủ tiềm năng bao gồm chim hoang và gia cầm thuần hóa, cũng như gia súc, lợn, cừu và ngựa.Tìm ra nguyên nhân, đội ngũ y bác sĩ lập tức điều chỉnh phương án điều trị cho cô Cảnh. Sau khi được tiêm doxycycline kết hợp tiêm moxifloxacin để chống nhiễm trùng, thân nhiệt của bệnh nhân nhanh chóng trở lại bình thường, triệu chứng tức ngực và khó thở được cải thiện rõ rệt.Qua trường hợp này, các bác sĩ nhắc nhở rằng, những người thường xuyên tiếp xúc gần với chim và gia cầm có nguy cơ nhiễm Chlamydia psittaci rất cao.Người yêu chim cần chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường nuôi chim, vệ sinh lồng chim hàng ngày, đeo khẩu trang, găng tay khi dọn phân để ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh phát tán vào không khí và bị hít vào cơ thể người. Đồng thời, hãy giữ khoảng cách khi mua gia cầm sống và nấu chín kỹ khi ăn gia cầm.Nếu gia cầm xuất hiện các triệu chứng của bệnh psittacosis, chúng phải được cách ly ngay lập tức và gia cầm bị bệnh phải được xử lý kịp thời. Nếu một người xuất hiện các triệu chứng tương ứng, nên tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)
Sự việc hy hữu xảy ra tại một ngôi làng nông thôn ở trung tâm phía bắc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Cô Cảnh, 50 tuổi, vốn là người có sức khỏe tốt không ngờ lại nhiễm Chlamydia psittaci. Cụ thể, thời gian gần đây, cô Cảnh bỗng dưng bị mệt mỏi toàn thân, lúc đầu cứ nghĩ là làm việc quá sức, nghỉ ngơi thì khỏe hơn. Nhưng sau 1 tuần nghỉ ngơi, tình trạng mệt mỏi không những không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn. (Ảnh minh họa)
Dần dần, cô Cảnh thậm chí không thể đi lại còn bị ho khan dữ dội, kèm theo sốt, nhiệt độ cơ thể lên đến 39,2°C. Lo lắng, cô Cảnh đến bệnh viện địa phương nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Sau vài ngày điều trị, cô được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang.
Khi được chị đưa đến phòng cấp cứu, hiện tượng tức ngực và khó thở của cô Cảnh cực kỳ nghiêm trọng, độ bão hòa oxy không cao khi hít thở oxy và chỉ số viêm protein phản ứng C cao tới 327,7 mg/L.
Xét nghiệm cho thấy gan, thận, cơ đều bị tổn thương, chụp CT phổi cho thấy nhiều tổn thương lan tỏa ở cả hai phổi. Bác sĩ cấp cứu cho rằng bệnh nhân ở trong tình trạng nguy kịch không rõ căn nguyên nên nhanh chóng mời bác sĩ bệnh truyền nhiễm để hội chẩn.
Phó chủ nhiệm khoa truyền nhiễm Uông Quốc Vận hỏi bệnh sử chi tiết và cho rằng bệnh nhân khởi phát cấp tính, tiến triển phổi nhanh, nhiều tổn thương phổi và lượng oxy thấp, phù hợp với bệnh "viêm phổi nặng".
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là sau khi nhập viện, các xét nghiệm định kỳ liên quan bao gồm vi rút cúm, vi rút hô hấp, viêm phổi do mycoplasma và các xét nghiệm khác đều cho kết quả âm tính, phổi sau vài ngày lại tổn thương tiến triển nặng hơn trước.
Chủ nhiệm Khoa Các bệnh truyền nhiễm Phan Hồng Anh và các thành viên trong nhóm của ông quyết định truy tìm nguyên nhân gốc rễ và tìm hiểu thêm về bệnh sử. Cuối cùng, họ đã phát hiện ra nguyên nhân. Cô Cảnh đã đứng xem người khác giết vịt khoảng 10 ngày trước khi phát bệnh, như vậy là có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống, nên phải cân nhắc khả năng lây bệnh từ động vật.
Đúng như dự đoán, kết quả giải trình tự gen thế hệ thứ hai (mNGS) của dịch rửa phế nang đã phát hiện ra trình tự axit nucleic của vi khuẩn Chlamydia psittaci.
Cô Cảnh được chẩn đoán là nhiễm Chlamydia psittaci - một loài vi khuẩn nội bào gây chết người có thể gây bệnh chlamydiosis đặc hữu, bùng phát dịch ở động vật có vú và bệnh psittacosis ở người. Vật chủ tiềm năng bao gồm chim hoang và gia cầm thuần hóa, cũng như gia súc, lợn, cừu và ngựa.
Tìm ra nguyên nhân, đội ngũ y bác sĩ lập tức điều chỉnh phương án điều trị cho cô Cảnh. Sau khi được tiêm doxycycline kết hợp tiêm moxifloxacin để chống nhiễm trùng, thân nhiệt của bệnh nhân nhanh chóng trở lại bình thường, triệu chứng tức ngực và khó thở được cải thiện rõ rệt.
Qua trường hợp này, các bác sĩ nhắc nhở rằng, những người thường xuyên tiếp xúc gần với chim và gia cầm có nguy cơ nhiễm Chlamydia psittaci rất cao.
Người yêu chim cần chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường nuôi chim, vệ sinh lồng chim hàng ngày, đeo khẩu trang, găng tay khi dọn phân để ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh phát tán vào không khí và bị hít vào cơ thể người. Đồng thời, hãy giữ khoảng cách khi mua gia cầm sống và nấu chín kỹ khi ăn gia cầm.
Nếu gia cầm xuất hiện các triệu chứng của bệnh psittacosis, chúng phải được cách ly ngay lập tức và gia cầm bị bệnh phải được xử lý kịp thời. Nếu một người xuất hiện các triệu chứng tương ứng, nên tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)