Trang Aboluowang của Trung Quốc thông tin, các vấn đề về tim mạch hiện được đánh giá là nguyên nhân số 1 đe dọa sức khỏe con người. Việc tiêu thụ lượng lớn đường và muối là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể dễ đối diện với căn bệnh này.Ngoài ra, các nhà khoa học tiết lộ chất béo chuyển hóa gây hại sức khỏe mạch máu cao hơn nhiều so với 2 loại gia vị trên. Theo ước tính của WHO, hơn 500.000 ca tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm có liên quan đến lượng chất béo chuyển hóa.Chính bởi tính chất nghiêm trọng trong việc gây hại mạch máu, ngày 14/5/2018, WHO ban hành chương trình hướng dẫn hành động “REPLACE”. Trong đó có kế hoạch loại bỏ chất béo chuyển hóa nhân tạo khỏi chuỗi cung ứng thực phẩm trong vòng 5 năm. Nếu chương trình được thực hiện thành công, nó sẽ là bước tiến lớn trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch trên toàn thế giới.Được biết, axit béo chuyển hóa còn có tên gọi là chất béo chuyển hóa. Thường xuyên tiếp nhận loại chất béo này không có lợi cho sức khỏe. Nguyên nhân bởi cấu trúc hóa học của chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng LDL (một loại cholesterol có hại) và làm giảm lượng HDL (một cholesterol tốt).Tác hại chất béo chuyển hóa còn được đánh giá tệ hơn cả chất béo bão hòa. Bản thân nó chứa rất ít chất béo có lợi (HDL), khiến cho chất béo dư thừa không thể tự bài tiết ra ngoài cơ thể. Tình trạng dư thừa chất béo có hại lâu dài sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2, gây dị ứng ở trẻ em...Ngoài ra, chất béo chuyển hóa cũng có thể gây hại sức khỏe thần kinh. Các nhà nghiên cứu từng phát hiện, người tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa sẽ nóng nảy, khó kiểm soát cảm xúc cá nhân hơn so với những người tiêu thụ ít lượng chất béo này.Axit béo chuyển hóa được chia làm 2 loại: chất béo chuyển hóa tự nhiên và chất béo chuyển hóa nhân tạo. Thịt bò, thịt cừu, sữa và các chế phẩm từ sữa thường chứa một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa tự nhiên. May mắn là chúng ít có khả năng gây hại cho sức khỏe.Ngược lại, chất béo chuyển hóa nhân tạo chủ yếu có trong các loại dầu thự vật được hydro hóa một phần. Các loại bánh quy, socola, bánh lòng đỏ trứng, kem, bánh ngọt... chứa nhiều dầu mỡ, vị ngọt, mềm mại đều có khả năng chứa chất này.Để tốt cho cơ thể, lý tưởng nhất là không sử dụng chất béo chuyển hóa. Dù vậy, con số này khó có thể đạt được. Do đó, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mỗi ngày người trưởng thành không nên nạp lượng chất béo chuyển hóa nhiều hơn 1% tổng lượng calo.Nhằm bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên học cách kiểm soát việc tiêu thụ dầu thực vật bằng cách đọc kỹ nhãn thực phẩm xem trên đó có các chất béo chuyển hóa hay không.Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tự nấu ăn, thêm nhiều trái cây, rau quả vào chế độ ăn hàng ngày thay vì những thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào, đồ nướng và đồ ăn nhanh.Lựa chọn loại dầu chứa chất béo bão hòa đơn hoặc chất béo không bão hòa đa như dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành... thay thế trong nấu nướng hàng ngày. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi thế nào khi ngừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews.
Trang Aboluowang của Trung Quốc thông tin, các vấn đề về tim mạch hiện được đánh giá là nguyên nhân số 1 đe dọa sức khỏe con người. Việc tiêu thụ lượng lớn đường và muối là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể dễ đối diện với căn bệnh này.
Ngoài ra, các nhà khoa học tiết lộ chất béo chuyển hóa gây hại sức khỏe mạch máu cao hơn nhiều so với 2 loại gia vị trên. Theo ước tính của WHO, hơn 500.000 ca tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm có liên quan đến lượng chất béo chuyển hóa.
Chính bởi tính chất nghiêm trọng trong việc gây hại mạch máu, ngày 14/5/2018, WHO ban hành chương trình hướng dẫn hành động “REPLACE”. Trong đó có kế hoạch loại bỏ chất béo chuyển hóa nhân tạo khỏi chuỗi cung ứng thực phẩm trong vòng 5 năm. Nếu chương trình được thực hiện thành công, nó sẽ là bước tiến lớn trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch trên toàn thế giới.
Được biết, axit béo chuyển hóa còn có tên gọi là chất béo chuyển hóa. Thường xuyên tiếp nhận loại chất béo này không có lợi cho sức khỏe. Nguyên nhân bởi cấu trúc hóa học của chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng LDL (một loại cholesterol có hại) và làm giảm lượng HDL (một cholesterol tốt).
Tác hại chất béo chuyển hóa còn được đánh giá tệ hơn cả chất béo bão hòa. Bản thân nó chứa rất ít chất béo có lợi (HDL), khiến cho chất béo dư thừa không thể tự bài tiết ra ngoài cơ thể. Tình trạng dư thừa chất béo có hại lâu dài sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2, gây dị ứng ở trẻ em...
Ngoài ra, chất béo chuyển hóa cũng có thể gây hại sức khỏe thần kinh. Các nhà nghiên cứu từng phát hiện, người tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa sẽ nóng nảy, khó kiểm soát cảm xúc cá nhân hơn so với những người tiêu thụ ít lượng chất béo này.
Axit béo chuyển hóa được chia làm 2 loại: chất béo chuyển hóa tự nhiên và chất béo chuyển hóa nhân tạo. Thịt bò, thịt cừu, sữa và các chế phẩm từ sữa thường chứa một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa tự nhiên. May mắn là chúng ít có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Ngược lại, chất béo chuyển hóa nhân tạo chủ yếu có trong các loại dầu thự vật được hydro hóa một phần. Các loại bánh quy, socola, bánh lòng đỏ trứng, kem, bánh ngọt... chứa nhiều dầu mỡ, vị ngọt, mềm mại đều có khả năng chứa chất này.
Để tốt cho cơ thể, lý tưởng nhất là không sử dụng chất béo chuyển hóa. Dù vậy, con số này khó có thể đạt được. Do đó, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mỗi ngày người trưởng thành không nên nạp lượng chất béo chuyển hóa nhiều hơn 1% tổng lượng calo.
Nhằm bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên học cách kiểm soát việc tiêu thụ dầu thực vật bằng cách đọc kỹ nhãn thực phẩm xem trên đó có các chất béo chuyển hóa hay không.
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tự nấu ăn, thêm nhiều trái cây, rau quả vào chế độ ăn hàng ngày thay vì những thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào, đồ nướng và đồ ăn nhanh.
Lựa chọn loại dầu chứa chất béo bão hòa đơn hoặc chất béo không bão hòa đa như dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành... thay thế trong nấu nướng hàng ngày. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi thế nào khi ngừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews.