Chấn động hình phạt “nợ máu phải trả bằng máu” ở Iran

Google News

Một tòa án tại Iran đã đưa ra hình phạt “mắt đền mắt” (tạt axit vào mắt) cho một người đàn ông vì tội ác tương tự mà anh ta gây ra.

Theo International Business Times, Mojtaba Saheli, 31 tuổi đã bị kết án 10 năm tù giam sau khi anh ta tạt axit làm mù mắt của một lái xe tại Iran. Như một hình phạt để đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên, Saheli phải chịu hình phạt mắt đền mắt đau đớn tương tự và bị mù hai con mắt như cách mà anh ta dùng với nạn nhân của mình.
Vào ngày 3/3/2015, Saheli đã bị làm mù mắt trái bằng axit, con mắt còn lại của anh tiếp tục bị hủy hoại vào tuần tới tại nhà tù Gohardasht, Karaj phía tây bắt thủ đô Tehran.
Chan dong hinh phat
Mắt phải của Saheli sẽ bị làm mù bằng axit vào tuần tới tại nhà tù Gohardasht. 
Tuy nhiên, bản án khốc liệt tạt axit làm mù mắt dành cho Saheli lại vấp phải sự phản đối và chỉ trích rất lớn từ Tổ chức Ân xá Quốc tế.
“Trừng phạt một người nào đó bằng cách cố ý làm mù mắt họ là một hành động tàn bạo và độc ác không thể nào tả xiết”, Raha Bahreini, thành viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Iran cho biết.
Ông Bahreini cũng cho rằng hình phạt tạt axit vào mắt này thể hiện sự tàn bạo trong hệ thống tư pháp của Iran và chứng tỏ các nhà chức trách nước này không hề coi trọng nhân quyền cơ bản của con người.
“Mắt đền mắt cũng giống như ném đá, chặt đầu là những hình thức trừng phạt thân thể bị luật pháp quốc tế cấm. Hình phạt như vậy không nên được thực hiện ở bất kỳ hoàn cảnh nào”, ông Bahreini khẳng định.
Chan dong hinh phat
Ameneh Bahrami - một nạn nhân của một vụ tạt axit năm 2011 ở Iran đã không chấp nhận bồi thường và yêu cầu thủ phạm cũng bị trừng trị tương tự như tội ác hắn gây ra cho cô 
Dù lên tiếng chỉ trích nhưng không rõ những tuyên bố phản đối của Tổ chức Ân xá Quốc tế có cứu thoát số phận của Salehi khỏi mù lòa hay không?
Theo luật Sharia, người tấn công nạn nhân bằng axit, gây ra những tổn thương trên khuôn mặt, đặc biệt là đôi mắt sẽ phải nhận hình phạt tương tự. Cách duy nhất để tội phạm tránh được hình phạt là nộp “tiền máu” (tiền bồi thường) cho nạn nhân, ngược lại sẽ khó thoát được bản án tàn bạo.
Đối với trường hợp của Salehi, Hội đồng Kháng chiến Quốc gia Iran (NCRI) cho biết, anh ta cần phải nộp thêm một số “tiền máu” bồi thường cho nạn nhân để thoát khỏi cảnh mù lòa hoàn toàn, nhưng với một người ở tù gần 6 năm như Salehi, đó không phải là chuyện dễ dàng.
Theo An Ninh Thủ Đô

Bình luận(0)