Sau khi Viện huyết học và Truyền máu Trung ương lâm vào cảnh thiếu máu trong kho dự trữ, vài ngày gần đây, phòng tiếp nhận của Viện liên tục đón tiếp người dân đến hiến máu cứu người hàng ngày.Riêng ngày đầu tiên (24/6) Viện tiếp đón 180 người, ngày 25/6 là 363 người và tính đến trưa 26/6 đã lên đến gần 200 người tình nguyện hiến máu. Trong số này chủ yếu là thanh niên tuổi từ 18 đến 30, trong đó có cả học viên khoác áo lính, doanh nhân và nhân viên văn phòng...Sau khi khai trong bản đăng ký tình nguyện, những người có đủ tuổi từ 18 đến 60 được hướng dẫn cụ thể về quy trình kiểm tra lấy xét nghiệm, lấy máu, nghỉ dưỡng sức... Một số trường hợp không đảm bảo sức khỏe, chất lượng máu hoặc quãng thời gian hiến máu liên tiếp quá gần (chưa đủ 3 tháng) sẽ không được chấp nhận.Có lúc phòng tiếp nhận hiến máu đón nhận gần 100 người tình nguyện trong cùng một thời điểm. Số lượng trung bình tăng gấp 10 lần so với ngày thường sau khi cuộc vận động diễn ra. Trước đó mỗi ngày tại đây chỉ đón khoảng 30 đến 40 người tình nguyện cho máu.Trung bình mỗi tháng Viện cần 21.000 đơn vị máu, mỗi tuần cần tiếp nhận tối thiểu 5.000 đơn vị. Trong đó mỗi ngày cần khoảng 150 đơn vị nhóm máu A và từ 230-250 đơn vị nhóm máu O. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm máu điều trị, đặc biệt là thiếu cục bộ nhóm máu A vào những ngày qua đã ảnh hưởng khá nhiều tới công tác điều trị, khám chữa bệnh tại các bệnh viện.Sau khi đọc được thông tin về cuộc vận động trên báo, Nguyễn Minh Trí cùng bạn cùng lớp là Đoàn Trần Tiến Nam (19 tuổi, sinh viên Học viện An ninh) đã tận dụng thời gian được nghỉ học để đến Viện hiến máu. Với chiến sĩ trẻ Minh Trí đây là lần đầu anh hiến tặng máu của mình, còn đồng đội Tiến Nam đã là lần thứ hai.Đại diện Viện huyết học truyền máu Trung ương cho biết, năm 2014, Việt Nam đã huy động được hơn 1 triệu đơn vị máu, trong đó 97% là từ nguồn tình nguyện đạt trên 1% dân số. Tuy nhiên con số đó chưa đủ bởi theo chỉ số an toàn truyền máu quốc gia chuẩn của thế giới thì tối thiểu lượng máu phải bằng 2% dân số. Do vậy tình trạng thiếu, mất cân bằng nhóm máu và khan hiếm nhóm máu quý là không thể tránh khỏi.Chuyên viên tư vấn luật Vũ Ngọc Quỳnh Trang (25 tuổi, sống tại Hà Đông) đang trên đường đi công việc ngang qua bệnh viện chợt nhớ ra mình có nhóm máu O hiếm mà nhiều người bệnh đang rất cần trong thời điểm này, cô đã rẽ thẳng vào Viện thực hiện vai trò của một công dân.Viện huyết học và truyền máu Trung ương đã thông báo và đặt nhiều điểm tiếp nhận hiến máu nhân đạo trên toàn địa bàn Hà Nội, tại các trường đại học và nơi công cộng. Tuy nhiên, sáng nay nhà sư - thế danh Nguyễn Văn Tuấn (19 tuổi, học viên trường Trung cấp Phật học - Bắc Ninh) đã cất công sang sân bay Nội Bài để hiến máu nhưng không tìm thấy trung tâm đón tiếp.Cảm thấy sốt ruột, sư Tuấn đã chạy thẳng xe máy từ sân bay về Viện huyết học để trực tiếp hiến máu rồi trở về trường ngay để kịp cho việc học tu vào buổi chiều."Sau khi tiếp nhận máu từ người tình nguyện, Viện huyết học sẽ là ngân hàng máu lớn nhất khu vực miền Bắc, cung cấp cho 120 bệnh viện trên 16 tỉnh, thành điều trị cho bệnh nhân có nhu cầu. Với quy trình sàng lọc và bảo quản hiện đại, chất lượng máu tại Viện được đánh giá tốt không không kém bất cứ bệnh viện hàng đầu nào trên thế giới.", GS, TS Viện trưởng Nguyễn Anh Trí khẳng định.Anh Trần Thanh Hiền (44 tuổi) là một trong khá nhiều người trung tuổi tham gia hiến máu. Anh cho biết, sau khi nghe vợ kể về tình trạng khan hiếm máu trầm trọng trên báo, anh tìm hiểu ngay lập tức trong buổi tối hôm trước và sáng hôm sau đến đây gửi đi những giọt máu nhóm O quý giá của mình. "Tôi cứ nghĩ hiến máu mất thời gian và yếu đi nhiều. Nhưng sau lần đầu tiên mà cảm thấy nhanh, nhẹ nhàng và quan trọng là cảm thấy vui vì được góp một chút nhỏ bé cho xã hội thì tôi sẽ còn tiếp tục hiến máu nhiều lần nữa", người đàn ông sống ở quận Hai Bà Trưng chia sẻ.Mỗi tình nguyện viên sẽ cung cấp một đơn vị máu (tương đương 250ml sau sàng lọc). Quy trình lấy máu tại Viện huyết học cũng là quy trình nghiêm ngặt nhất theo chuẩn quốc tế đảm bảo mỗi giọt máu quý giá của người cho sẽ đến được đúng bệnh nhân cần có.Không ít các bạn trẻ là phái yếu tham gia chương trình. Với cô sinh viên trẻ Nguyễn Thị Huế (20 tuổi, trường Đại học Công Nghiệp Việt Hưng, Sơn Tây) thì đây đã là lần thứ 4 cô tham gia hiến máu. Sau khi biết tin qua mạng xã hội cô gái mặc áo tuyển thủ bóng đá Việt Nam đã bắt xe từ Sơn Tây về Viện để tham gia."Tại Việt Nam theo số liệu thống kê có tới 75% người hiến máu là lực lượng trẻ. Họ là những đối tượng có nhận thức, hiểu biết, sức khỏe đảm bảo chất lượng máu tốt và quan trọng nhất là quãng thời gian hiến máu sẽ dài hơn những người có tuổi. Đây có thể nói là lợi thế cực kỳ to lớn của nước ta so với các nước phát triển trên thế giới có lượng người tình nguyện hiến máu là trung tuổi.", Viện trưởng Nguyễn Anh Trí chia sẻ thêm.Sau ba ngày vận động, đến thời điểm này về cơ bản bệnh viện đã đáp ứng được nhu cầu máu điều trị. Dự trù đảm bảo được 100% nhóm máu B, AB, tỷ lệ nhóm máu A tuy vẫn còn thấp nhưng đã tăng lên 10% đáp ứng được 30% nhu cầu, nhóm máu O đáp ứng được 70% nhu cầu.Hai bạn trẻ Nguyễn Minh Hà và Phạm Nguyễn Việt Trinh (19 tuổi, sinh viên Học viện Ngoại giao) nghỉ ngơi ăn uống lấy lại sức sau khi hiến máu. Ngày hôm nay Việt Trinh lần đầu tiên hiến máu, còn Minh Hà phải đợi thêm 4 ngày nữa mới được hiến máu vì lần gần nhất của cô chưa đủ thời gian giãn cách là 3 tháng.Tham "gia phong trào hiến máu" không nhất thiết là phải trực tiếp cho đi giọt máu của mình. Tuy chưa đủ tuổi được hiến máu nhưng bạn Nguyễn Thị Minh Phương ( 16 tuổi, học lớp 11A1 Hóa trường chuyên Nguyễn Huệ) sau hai khóa đào tạo của bệnh viện khá tích cực làm điều phối viên đễ hỗ trợ các y bác sĩ cũng như những người hiến máu. Phương được gia đình vui vẻ đồng ý tham gia công việc khá ý nghĩa cho cộng đồng trong quãng thời gian nghỉ hè của mình.
Sau khi Viện huyết học và Truyền máu Trung ương lâm vào cảnh thiếu máu trong kho dự trữ, vài ngày gần đây, phòng tiếp nhận của Viện liên tục đón tiếp người dân đến hiến máu cứu người hàng ngày.
Riêng ngày đầu tiên (24/6) Viện tiếp đón 180 người, ngày 25/6 là 363 người và tính đến trưa 26/6 đã lên đến gần 200 người tình nguyện hiến máu. Trong số này chủ yếu là thanh niên tuổi từ 18 đến 30, trong đó có cả học viên khoác áo lính, doanh nhân và nhân viên văn phòng...
Sau khi khai trong bản đăng ký tình nguyện, những người có đủ tuổi từ 18 đến 60 được hướng dẫn cụ thể về quy trình kiểm tra lấy xét nghiệm, lấy máu, nghỉ dưỡng sức... Một số trường hợp không đảm bảo sức khỏe, chất lượng máu hoặc quãng thời gian hiến máu liên tiếp quá gần (chưa đủ 3 tháng) sẽ không được chấp nhận.
Có lúc phòng tiếp nhận hiến máu đón nhận gần 100 người tình nguyện trong cùng một thời điểm. Số lượng trung bình tăng gấp 10 lần so với ngày thường sau khi cuộc vận động diễn ra. Trước đó mỗi ngày tại đây chỉ đón khoảng 30 đến 40 người tình nguyện cho máu.
Trung bình mỗi tháng Viện cần 21.000 đơn vị máu, mỗi tuần cần tiếp nhận tối thiểu 5.000 đơn vị. Trong đó mỗi ngày cần khoảng 150 đơn vị nhóm máu A và từ 230-250 đơn vị nhóm máu O. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm máu điều trị, đặc biệt là thiếu cục bộ nhóm máu A vào những ngày qua đã ảnh hưởng khá nhiều tới công tác điều trị, khám chữa bệnh tại các bệnh viện.
Sau khi đọc được thông tin về cuộc vận động trên báo, Nguyễn Minh Trí cùng bạn cùng lớp là Đoàn Trần Tiến Nam (19 tuổi, sinh viên Học viện An ninh) đã tận dụng thời gian được nghỉ học để đến Viện hiến máu. Với chiến sĩ trẻ Minh Trí đây là lần đầu anh hiến tặng máu của mình, còn đồng đội Tiến Nam đã là lần thứ hai.
Đại diện Viện huyết học truyền máu Trung ương cho biết, năm 2014, Việt Nam đã huy động được hơn 1 triệu đơn vị máu, trong đó 97% là từ nguồn tình nguyện đạt trên 1% dân số. Tuy nhiên con số đó chưa đủ bởi theo chỉ số an toàn truyền máu quốc gia chuẩn của thế giới thì tối thiểu lượng máu phải bằng 2% dân số. Do vậy tình trạng thiếu, mất cân bằng nhóm máu và khan hiếm nhóm máu quý là không thể tránh khỏi.
Chuyên viên tư vấn luật Vũ Ngọc Quỳnh Trang (25 tuổi, sống tại Hà Đông) đang trên đường đi công việc ngang qua bệnh viện chợt nhớ ra mình có nhóm máu O hiếm mà nhiều người bệnh đang rất cần trong thời điểm này, cô đã rẽ thẳng vào Viện thực hiện vai trò của một công dân.
Viện huyết học và truyền máu Trung ương đã thông báo và đặt nhiều điểm tiếp nhận hiến máu nhân đạo trên toàn địa bàn Hà Nội, tại các trường đại học và nơi công cộng. Tuy nhiên, sáng nay nhà sư - thế danh Nguyễn Văn Tuấn (19 tuổi, học viên trường Trung cấp Phật học - Bắc Ninh) đã cất công sang sân bay Nội Bài để hiến máu nhưng không tìm thấy trung tâm đón tiếp.
Cảm thấy sốt ruột, sư Tuấn đã chạy thẳng xe máy từ sân bay về Viện huyết học để trực tiếp hiến máu rồi trở về trường ngay để kịp cho việc học tu vào buổi chiều.
"Sau khi tiếp nhận máu từ người tình nguyện, Viện huyết học sẽ là ngân hàng máu lớn nhất khu vực miền Bắc, cung cấp cho 120 bệnh viện trên 16 tỉnh, thành điều trị cho bệnh nhân có nhu cầu. Với quy trình sàng lọc và bảo quản hiện đại, chất lượng máu tại Viện được đánh giá tốt không không kém bất cứ bệnh viện hàng đầu nào trên thế giới.", GS, TS Viện trưởng Nguyễn Anh Trí khẳng định.
Anh Trần Thanh Hiền (44 tuổi) là một trong khá nhiều người trung tuổi tham gia hiến máu. Anh cho biết, sau khi nghe vợ kể về tình trạng khan hiếm máu trầm trọng trên báo, anh tìm hiểu ngay lập tức trong buổi tối hôm trước và sáng hôm sau đến đây gửi đi những giọt máu nhóm O quý giá của mình. "Tôi cứ nghĩ hiến máu mất thời gian và yếu đi nhiều. Nhưng sau lần đầu tiên mà cảm thấy nhanh, nhẹ nhàng và quan trọng là cảm thấy vui vì được góp một chút nhỏ bé cho xã hội thì tôi sẽ còn tiếp tục hiến máu nhiều lần nữa", người đàn ông sống ở quận Hai Bà Trưng chia sẻ.
Mỗi tình nguyện viên sẽ cung cấp một đơn vị máu (tương đương 250ml sau sàng lọc). Quy trình lấy máu tại Viện huyết học cũng là quy trình nghiêm ngặt nhất theo chuẩn quốc tế đảm bảo mỗi giọt máu quý giá của người cho sẽ đến được đúng bệnh nhân cần có.
Không ít các bạn trẻ là phái yếu tham gia chương trình. Với cô sinh viên trẻ Nguyễn Thị Huế (20 tuổi, trường Đại học Công Nghiệp Việt Hưng, Sơn Tây) thì đây đã là lần thứ 4 cô tham gia hiến máu. Sau khi biết tin qua mạng xã hội cô gái mặc áo tuyển thủ bóng đá Việt Nam đã bắt xe từ Sơn Tây về Viện để tham gia.
"Tại Việt Nam theo số liệu thống kê có tới 75% người hiến máu là lực lượng trẻ. Họ là những đối tượng có nhận thức, hiểu biết, sức khỏe đảm bảo chất lượng máu tốt và quan trọng nhất là quãng thời gian hiến máu sẽ dài hơn những người có tuổi. Đây có thể nói là lợi thế cực kỳ to lớn của nước ta so với các nước phát triển trên thế giới có lượng người tình nguyện hiến máu là trung tuổi.", Viện trưởng Nguyễn Anh Trí chia sẻ thêm.
Sau ba ngày vận động, đến thời điểm này về cơ bản bệnh viện đã đáp ứng được nhu cầu máu điều trị. Dự trù đảm bảo được 100% nhóm máu B, AB, tỷ lệ nhóm máu A tuy vẫn còn thấp nhưng đã tăng lên 10% đáp ứng được 30% nhu cầu, nhóm máu O đáp ứng được 70% nhu cầu.
Hai bạn trẻ Nguyễn Minh Hà và Phạm Nguyễn Việt Trinh (19 tuổi, sinh viên Học viện Ngoại giao) nghỉ ngơi ăn uống lấy lại sức sau khi hiến máu. Ngày hôm nay Việt Trinh lần đầu tiên hiến máu, còn Minh Hà phải đợi thêm 4 ngày nữa mới được hiến máu vì lần gần nhất của cô chưa đủ thời gian giãn cách là 3 tháng.
Tham "gia phong trào hiến máu" không nhất thiết là phải trực tiếp cho đi giọt máu của mình. Tuy chưa đủ tuổi được hiến máu nhưng bạn Nguyễn Thị Minh Phương ( 16 tuổi, học lớp 11A1 Hóa trường chuyên Nguyễn Huệ) sau hai khóa đào tạo của bệnh viện khá tích cực làm điều phối viên đễ hỗ trợ các y bác sĩ cũng như những người hiến máu. Phương được gia đình vui vẻ đồng ý tham gia công việc khá ý nghĩa cho cộng đồng trong quãng thời gian nghỉ hè của mình.