Điều đầu tiên bạn cần biết để xử lý hơi thở có mùi là tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Có 3 dạng hôi miệng là: hôi do thực phẩm, hôi do vi khuẩn và hôi do bệnh tật. Dù bạn chăm sóc răng miệng tốt như thế nào thì hành, tỏi cũng sẽ phảng phất vài tiếng đồng hồ sau khi ăn xong. Tuy nhiên mùi này có thể ngụy trang bằng kẹo cao su, kẹo bạc hà hoặc nước súc miệng. Vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu khiến hơi thở có mùi khó chịu. Thức ăn còn dính lại ở răng và nướu sẽ tạo thành mảng bám, nơi vi khuẩn sẽ sinh sôi và thải ra những chất gây mùi khó chịu.Một số bệnh tật như viêm xoang mãn tính, viêm phổi mãn tính, viêm đường hô hấp, viêm ruột, viêm gan, viêm thận và tiểu đường cũng có thể khiến hơi thở bị hôi, vì vậy nếu đã chăm sóc răng miệng tốt mà miệng vẫn không được thơm tho thì bạn cần đi khám để xác định chính xác đang bị bệnh gì. Đánh răng sau mỗi bữa ăn là một trong những cách để bạn giữ được hơi thở thơm tho lâu dài, nếu không, như đã nói ở trên, thức ăn thừa còn dính ở răng và nướu sẽ tạo thành mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi hôi. Đánh răng trước khi đi ngủ là điều kiện tiên quyết để triệt tiêu được mùi hôi miệng vì thức ăn lưu lại trong miệng qua đêm chắc chắn sẽ khiến bạn và những người xung quanh cảm thấy thật sự tệ hại. Răng không phải là nơi duy nhất bị dính thức ăn thừa gây mùi khó chịu. Ngoài răng ra thì còn có lưỡi. Do vậy, khi chải răng đừng quên dùng bàn chải chà lên cả mặt trước và mặt sau của lưỡi để khoang miệng được hoàn toàn sạch sẽ. Bạn có để ý hơi thở buổi sáng khi thức dậy không thơm tho bằng ban ngày, nguyên nhân là vì khi ngủ khoang miệng tiết ít nước bọt nên miệng và lưỡi bị khô khiến miệng bị hôi. Vì vậy, bạn nên uống đủ nước trong ngày, nhất là sau khi uống trà và cà phê.
Điều đầu tiên bạn cần biết để xử lý hơi thở có mùi là tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Có 3 dạng hôi miệng là: hôi do thực phẩm, hôi do vi khuẩn và hôi do bệnh tật. Dù bạn chăm sóc răng miệng tốt như thế nào thì hành, tỏi cũng sẽ phảng phất vài tiếng đồng hồ sau khi ăn xong. Tuy nhiên mùi này có thể ngụy trang bằng kẹo cao su, kẹo bạc hà hoặc nước súc miệng.
Vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu khiến hơi thở có mùi khó chịu. Thức ăn còn dính lại ở răng và nướu sẽ tạo thành mảng bám, nơi vi khuẩn sẽ sinh sôi và thải ra những chất gây mùi khó chịu.
Một số bệnh tật như viêm xoang mãn tính, viêm phổi mãn tính, viêm đường hô hấp, viêm ruột, viêm gan, viêm thận và tiểu đường cũng có thể khiến hơi thở bị hôi, vì vậy nếu đã chăm sóc răng miệng tốt mà miệng vẫn không được thơm tho thì bạn cần đi khám để xác định chính xác đang bị bệnh gì.
Đánh răng sau mỗi bữa ăn là một trong những cách để bạn giữ được hơi thở thơm tho lâu dài, nếu không, như đã nói ở trên, thức ăn thừa còn dính ở răng và nướu sẽ tạo thành mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi hôi.
Đánh răng trước khi đi ngủ là điều kiện tiên quyết để triệt tiêu được mùi hôi miệng vì thức ăn lưu lại trong miệng qua đêm chắc chắn sẽ khiến bạn và những người xung quanh cảm thấy thật sự tệ hại.
Răng không phải là nơi duy nhất bị dính thức ăn thừa gây mùi khó chịu. Ngoài răng ra thì còn có lưỡi. Do vậy, khi chải răng đừng quên dùng bàn chải chà lên cả mặt trước và mặt sau của lưỡi để khoang miệng được hoàn toàn sạch sẽ.
Bạn có để ý hơi thở buổi sáng khi thức dậy không thơm tho bằng ban ngày, nguyên nhân là vì khi ngủ khoang miệng tiết ít nước bọt nên miệng và lưỡi bị khô khiến miệng bị hôi. Vì vậy, bạn nên uống đủ nước trong ngày, nhất là sau khi uống trà và cà phê.