Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Thói quen ăn uống nhiều tinh bột, protein song thiếu các vi chất khiến cơ thể không phát triển toàn diện, giảm sức đề kháng. Chính vì vậy, bạn nên chú ý cho bé ăn các loại đậu, ngũ cốc, hạt, trái cây và rau xanh để bổ sung vi chất. Những thực phẩm như mật ong, nấm, tảo cũng nên được thêm vào thực đơn.Ngoài việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ, bạn cần hạn chế cho bé ăn các loại thịt chế biến, đồ chiên, nước giải khát, đồ nướng, kẹo… bởi chúng có thể làm giảm khả năng miễn dịch.Bổ sung nhiều vitamin C. Trái cây và rau xanh được đánh giá là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất mang lại sự dẻo dai cũng như tăng sức đề kháng. Đặc biệt, chuyên gia sức khỏe đánh giá cam quýt, kiwi, ớt chuông và các loại rau có màu xanh đậm giàu vitamin C hơn cả.Sử dụng các loại thảo mộc, gia vị. Ngoài việc bổ sung rau xanh và trái cây, mẹ nên tận dụng hành tây, tỏi, gừng, hạt tiêu đen, ớt, cà ri và nghệ để nấu ăn cho con. Các loại gia vị này chứa thành phần giúp tăng cường miễn dịch.Uống nhiều nước. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất bạch huyết, tăng cường hệ miễn dịch. Nếu có thể, mẹ nên thêm một vài lát chanh hoặc cam vào nước uống hàng ngày cho con.Ngủ đủ giấc. Trẻ rất hiếu động, muốn chơi hơn là ngủ song mẹ không nên chiều theo ý muốn này của con. Việc đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh do hệ miễn dịch được củng cố.Cung cấp thực phẩm chứa lợi khuẩn. Chuyên gia sức khỏe khẳng định 80% hệ miễn dịch cơ thể được quyết định bởi hệ tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực ngừa bệnh tật.Để củng cố hệ tiêu hóa, bạn nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa lợi khuẩn (probiotics) như sữa chua, vi tảo hoặc probiotics dưới dạng bổ sung.Hạn chế dùng kháng sinh. Kháng sinh từng được chứng minh gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi khuẩn ở hệ tiêu hóa, ức chế khả năng miễn dịch. Chính vì vậy, sử dụng càng ít kháng sinh càng tốt. Chẳng hạn nếu bị cảm lạnh nhẹ, bạn nên nhâm nhi một cốc nước chanh, gừng và mật ong ấm.Tập thể dục. Vận động giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên không nên cho trẻ tập quá sức, những động tác vận động nhẹ cũng có thể mang lại tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.Tắm nắng. Vitamin D do cơ thể tự tổng hợp được nhờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Mỗi ngày, mẹ nên cho con tắm nắng chừng 30 phút.Đặc biệt, việc tạo không gian và môi trường sống giúp bé thoải mái, được thư giãn cũng mang lại hiệu quả tăng cường miễn dịch.
Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Thói quen ăn uống nhiều tinh bột, protein song thiếu các vi chất khiến cơ thể không phát triển toàn diện, giảm sức đề kháng. Chính vì vậy, bạn nên chú ý cho bé ăn các loại đậu, ngũ cốc, hạt, trái cây và rau xanh để bổ sung vi chất. Những thực phẩm như mật ong, nấm, tảo cũng nên được thêm vào thực đơn.
Ngoài việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ, bạn cần hạn chế cho bé ăn các loại thịt chế biến, đồ chiên, nước giải khát, đồ nướng, kẹo… bởi chúng có thể làm giảm khả năng miễn dịch.
Bổ sung nhiều vitamin C. Trái cây và rau xanh được đánh giá là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất mang lại sự dẻo dai cũng như tăng sức đề kháng. Đặc biệt, chuyên gia sức khỏe đánh giá cam quýt, kiwi, ớt chuông và các loại rau có màu xanh đậm giàu vitamin C hơn cả.
Sử dụng các loại thảo mộc, gia vị. Ngoài việc bổ sung rau xanh và trái cây, mẹ nên tận dụng hành tây, tỏi, gừng, hạt tiêu đen, ớt, cà ri và nghệ để nấu ăn cho con. Các loại gia vị này chứa thành phần giúp tăng cường miễn dịch.
Uống nhiều nước. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất bạch huyết, tăng cường hệ miễn dịch. Nếu có thể, mẹ nên thêm một vài lát chanh hoặc cam vào nước uống hàng ngày cho con.
Ngủ đủ giấc. Trẻ rất hiếu động, muốn chơi hơn là ngủ song mẹ không nên chiều theo ý muốn này của con. Việc đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh do hệ miễn dịch được củng cố.
Cung cấp thực phẩm chứa lợi khuẩn. Chuyên gia sức khỏe khẳng định 80% hệ miễn dịch cơ thể được quyết định bởi hệ tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực ngừa bệnh tật.
Để củng cố hệ tiêu hóa, bạn nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa lợi khuẩn (probiotics) như sữa chua, vi tảo hoặc probiotics dưới dạng bổ sung.
Hạn chế dùng kháng sinh. Kháng sinh từng được chứng minh gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi khuẩn ở hệ tiêu hóa, ức chế khả năng miễn dịch. Chính vì vậy, sử dụng càng ít kháng sinh càng tốt. Chẳng hạn nếu bị cảm lạnh nhẹ, bạn nên nhâm nhi một cốc nước chanh, gừng và mật ong ấm.
Tập thể dục. Vận động giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên không nên cho trẻ tập quá sức, những động tác vận động nhẹ cũng có thể mang lại tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
Tắm nắng. Vitamin D do cơ thể tự tổng hợp được nhờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Mỗi ngày, mẹ nên cho con tắm nắng chừng 30 phút.
Đặc biệt, việc tạo không gian và môi trường sống giúp bé thoải mái, được thư giãn cũng mang lại hiệu quả tăng cường miễn dịch.