Tăng trưởng chiều cao là một quá trình phức tạp cần có vài loại hormone để kích thích các hoạt động sinh học khác nhau diễn tra trong máu, nội tạng , cơ và xương. Một loại hormone protein được tuyến yên sản sinh gọi là hormone tăng trưởng là nhân tố đóng vai trò chính trong sự tăng trưởng chiều cao cho trẻ. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng là dinh dưỡng, tâm lý và hoạt động thể chất. Nhưng ở trẻ em, nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hormone tăng trưởng là giấc ngủ. Hormone tăng trưởng được sản sinh trong suốt 24 tiếng nhưng đối với trẻ em, thời điểm sản sinh hormone tăng trưởng nhiều nhất là ngay sau khi trẻ ngủ sâu. Trẻ dưới 6 tuổi cần ngủ 10-12 tiếng/ngày, trẻ lớn hơn cần ngủ 9-11 tiếng/ngày tùy theo nhu cầu. Một số trẻ không sản sinh đủ hormone tăng trưởng dẫn đến thiếu hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sức khỏe của tim, phổi và chức năng của hệ miễn dịch. Sản sinh hormone tăng trưởng và lượng insulin tỉ lệ nghịch với nhau. Để tối ưu hóa sản sinh hormone tăng trưởng, trong vòng 2-3 tiếng trước khi ngủ không nên cho trẻ ăn gì nhằm duy trì lượng insulin thấp. Không nên nhầm lẫn giữa insulin với đường huyết vì không chỉ những đồ ăn thức uống có đường mới làm tăng insulin mà tất cả những thứ ăn vào đều khiến cơ thể sản sinh insulin, kể cả các thực phẩm giàu protein. Đừng lo lắng quá đến việc thỉnh thoảng để trẻ nhịn đói vì lúc này lượng insulin giảm xuống thấp và hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều hơn. Trẻ càng thừa cân thì lượng insulin càng cao, từ đó hormone tăng trưởng bị giảm đi. Tệ hơn là cơ thể sẽ trở nên kháng insulin, tức không biết cách xử lý insulin thừa, ảnh hưởng không nhỏ đến hormone tăng trưởng của trẻ.
Tăng trưởng chiều cao là một quá trình phức tạp cần có vài loại hormone để kích thích các hoạt động sinh học khác nhau diễn tra trong máu, nội tạng , cơ và xương.
Một loại hormone protein được tuyến yên sản sinh gọi là hormone tăng trưởng là nhân tố đóng vai trò chính trong sự tăng trưởng chiều cao cho trẻ. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng là dinh dưỡng, tâm lý và hoạt động thể chất. Nhưng ở trẻ em, nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hormone tăng trưởng là giấc ngủ.
Hormone tăng trưởng được sản sinh trong suốt 24 tiếng nhưng đối với trẻ em, thời điểm sản sinh hormone tăng trưởng nhiều nhất là ngay sau khi trẻ ngủ sâu. Trẻ dưới 6 tuổi cần ngủ 10-12 tiếng/ngày, trẻ lớn hơn cần ngủ 9-11 tiếng/ngày tùy theo nhu cầu.
Một số trẻ không sản sinh đủ hormone tăng trưởng dẫn đến thiếu hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sức khỏe của tim, phổi và chức năng của hệ miễn dịch.
Sản sinh hormone tăng trưởng và lượng insulin tỉ lệ nghịch với nhau. Để tối ưu hóa sản sinh hormone tăng trưởng, trong vòng 2-3 tiếng trước khi ngủ không nên cho trẻ ăn gì nhằm duy trì lượng insulin thấp. Không nên nhầm lẫn giữa insulin với đường huyết vì không chỉ những đồ ăn thức uống có đường mới làm tăng insulin mà tất cả những thứ ăn vào đều khiến cơ thể sản sinh insulin, kể cả các thực phẩm giàu protein.
Đừng lo lắng quá đến việc thỉnh thoảng để trẻ nhịn đói vì lúc này lượng insulin giảm xuống thấp và hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều hơn.
Trẻ càng thừa cân thì lượng insulin càng cao, từ đó hormone tăng trưởng bị giảm đi. Tệ hơn là cơ thể sẽ trở nên kháng insulin, tức không biết cách xử lý insulin thừa, ảnh hưởng không nhỏ đến hormone tăng trưởng của trẻ.