Bố mẹ hay cãi nhau, con cái sẽ tăng chiều cao chậm. Đấy là một trong những yếu tố bất ngờ liên quan tới sự phát triển chiều cao của bé mà ít người biết.Thực tế, theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Zhongda, thuộc trường Đại học Đông Nam, Trung Quốc khi đứa trẻ lớn lên trong một môi trường thiếu tình cảm gia đình và sự ấm áp của tình mẫu tử cũng có thể khiến trẻ phát triển chiều cao chậm hơn so với trẻ đồng lứa.Những gia đình cha mẹ thường xuyên cãi cọ khiến cho trẻ phải sống trong âm thanh của cuộc cãi vã, kết quả là sự tăng trưởng chiều cao của trẻ bị thấp hơn một vài cm so với những đứa trẻ bình thường khác.Mùa sinh cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu của trường đại học Ba Lan khi điều tra 1.148 trẻ em thì hầu hết những đứa trẻ sinh trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 thường cao hơn so với những em bé sinh tháng 5 đến tháng 9 từ 2-3 cm.Lý do của việc này liên quan tới việc hấp thụ vitamin D của người mẹ và em bé. Em bé được sinh vào mùa hè thường hấp thụ ít vitamin D hơn các em bé được sinh con mùa đông. Chính điều này ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ canxi và phát triển chiều cao của trẻ.Trẻ ngủ sớm sẽ cao hơn các bạn. Khoa học đã khẳng định giấc ngủ quyết định rất nhiều tới sự tăng trưởng chiều cao của trẻ em.Trong những năm đầu đời trẻ lớn lên và phát triển chiều cao phần lớn khi ngủ.Lúc này, hormone làm tăng chiều cao của con người sẽ hoạt động mạnh mẽ nhất. Trẻ sẽ cao hơn nếu đi ngủ trước 10h tối và ngủ giấc sâu.Trẻ hay tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, giun san sẽ dễ thấp lùn và không phát triển được chiều cao như ý. Do vậy, giải pháp tốt nhất trong tình huống này là mẹ cần giữ gìn về sinh sạch sẽ cho bé, đảm bảo an toàn thực phẩm và không đổi quá nhiều loại sữa đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức.Tuy nhiên, bên cạnh như yếu tố trên còn nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiều cao. Do đó khi bé lớn, mẹ cần theo dõi thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng, cho con luyện tập đảm bảo con được phát triển tốt nhất.
Bố mẹ hay cãi nhau, con cái sẽ tăng chiều cao chậm. Đấy là một trong những yếu tố bất ngờ liên quan tới sự phát triển chiều cao của bé mà ít người biết.
Thực tế, theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Zhongda, thuộc trường Đại học Đông Nam, Trung Quốc khi đứa trẻ lớn lên trong một môi trường thiếu tình cảm gia đình và sự ấm áp của tình mẫu tử cũng có thể khiến trẻ phát triển chiều cao chậm hơn so với trẻ đồng lứa.
Những gia đình cha mẹ thường xuyên cãi cọ khiến cho trẻ phải sống trong âm thanh của cuộc cãi vã, kết quả là sự tăng trưởng chiều cao của trẻ bị thấp hơn một vài cm so với những đứa trẻ bình thường khác.
Mùa sinh cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu của trường đại học Ba Lan khi điều tra 1.148 trẻ em thì hầu hết những đứa trẻ sinh trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 thường cao hơn so với những em bé sinh tháng 5 đến tháng 9 từ 2-3 cm.
Lý do của việc này liên quan tới việc hấp thụ vitamin D của người mẹ và em bé. Em bé được sinh vào mùa hè thường hấp thụ ít vitamin D hơn các em bé được sinh con mùa đông. Chính điều này ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ canxi và phát triển chiều cao của trẻ.
Trẻ ngủ sớm sẽ cao hơn các bạn. Khoa học đã khẳng định giấc ngủ quyết định rất nhiều tới sự tăng trưởng chiều cao của trẻ em.
Trong những năm đầu đời trẻ lớn lên và phát triển chiều cao phần lớn khi ngủ.
Lúc này, hormone làm tăng chiều cao của con người sẽ hoạt động mạnh mẽ nhất. Trẻ sẽ cao hơn nếu đi ngủ trước 10h tối và ngủ giấc sâu.
Trẻ hay tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, giun san sẽ dễ thấp lùn và không phát triển được chiều cao như ý. Do vậy, giải pháp tốt nhất trong tình huống này là mẹ cần giữ gìn về sinh sạch sẽ cho bé, đảm bảo an toàn thực phẩm và không đổi quá nhiều loại sữa đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức.
Tuy nhiên, bên cạnh như yếu tố trên còn nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiều cao. Do đó khi bé lớn, mẹ cần theo dõi thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng, cho con luyện tập đảm bảo con được phát triển tốt nhất.