Cây khoai lang còn gọi là cam chư, chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất cần cho cơ thể như kali, canxi, magie, kẽm, viatmin B1, B2, C, acid folic... Trong khoai lang nghệ, khoai lang bí còn chứa nhiều tiền sinh tố A.Củ khoai lang có vị ngọt, tính bình, không độc, bổ ích lao thương, mạnh tỳ thận, công dụng như sơn dược (hoài sơn, củ khoai mài). Đông y dùng khoai lang chữa bệnh trong nhiều trường hợp.Để làm thuốc nhuận trường, khoai lang thường dùng sống theo cách sau: Rửa củ khoai thật sạch, gọt bỏ vỏ, nghiền hoặc giã nát rồi bọc trong vải sạch, vắt lấy nước để uống vào buổi sáng lúc đói bụng và uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần uống khoảng 100ml. Uống liên tiếp trong vài ngày hoặc lâu hơn. Có thể dùng bột khoai lang khô, phối hợp với vừng đen, sao vàng, tán bột mịn, hòa với nước sôi để nguội, uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 20 - 30g, trước bữa ăn.Đọt khoai lang hấp hay nấu canh ăn sẽ giúp tăng sữa ở các bà mẹ đang cho con bú. Ngoài ra, ăn củ khoai lang tươi (gọt, rửa thật sạch) còn giúp phòng say sóng.Dùng khoai lang chữa bệnh cảm cúm: Khoai lang khô 30 - 50g, củ nghệ 30 - 50g, giấm 150ml, sắc uống nóng cho ra mồ hôi. Hoặc dùng khoai lang khô 30 - 50g, gừng tươi 15 - 20g, thêm ít muối, sắc với 300ml nước, sôi 5 - 10 phút, uống nóng.Bổ trợ chữa đái tháo đường: Lá rau khoai lang 100g, bí đao 100g, sắc với 750ml nước, còn lại 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.Dùng khoai lang chữa bệnh táo bón: Lá khoai lang tươi 60g, lá mồng tơi 60g, rau má tươi 60g, nấu nước uống hoặc nấu canh ăn.Chữa mụn nhọt làm mủ: Lá khoai lang non 50g, đậu xanh 20g, thêm chút muối, giã nhuyễn đắp lên chỗ đau.Chữa bỏng: Lá khoai lang non rửa thật sạch, giã nát, vắt nước cốt phết lên chỗ bỏng.Chữa viêm dạ dày – hành tá tràng: Khoai lang 500g, gọt vỏ, rửa thật sạch, xắt nhỏ rồi giã nát, bọc trong vải sạch ép lấy nước, đun sôi. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 100 - 150ml, uống liên tục trong 3 tuần, ngưng 5 ngày rồi uống tiếp liệu trình khác.
Cây khoai lang còn gọi là cam chư, chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất cần cho cơ thể như kali, canxi, magie, kẽm, viatmin B1, B2, C, acid folic... Trong khoai lang nghệ, khoai lang bí còn chứa nhiều tiền sinh tố A.
Củ khoai lang có vị ngọt, tính bình, không độc, bổ ích lao thương, mạnh tỳ thận, công dụng như sơn dược (hoài sơn, củ khoai mài). Đông y dùng khoai lang chữa bệnh trong nhiều trường hợp.
Để làm thuốc nhuận trường, khoai lang thường dùng sống theo cách sau: Rửa củ khoai thật sạch, gọt bỏ vỏ, nghiền hoặc giã nát rồi bọc trong vải sạch, vắt lấy nước để uống vào buổi sáng lúc đói bụng và uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần uống khoảng 100ml. Uống liên tiếp trong vài ngày hoặc lâu hơn.
Có thể dùng bột khoai lang khô, phối hợp với vừng đen, sao vàng, tán bột mịn, hòa với nước sôi để nguội, uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 20 - 30g, trước bữa ăn.
Đọt khoai lang hấp hay nấu canh ăn sẽ giúp tăng sữa ở các bà mẹ đang cho con bú. Ngoài ra, ăn củ khoai lang tươi (gọt, rửa thật sạch) còn giúp phòng say sóng.
Dùng khoai lang chữa bệnh cảm cúm: Khoai lang khô 30 - 50g, củ nghệ 30 - 50g, giấm 150ml, sắc uống nóng cho ra mồ hôi. Hoặc dùng khoai lang khô 30 - 50g, gừng tươi 15 - 20g, thêm ít muối, sắc với 300ml nước, sôi 5 - 10 phút, uống nóng.
Bổ trợ chữa đái tháo đường: Lá rau khoai lang 100g, bí đao 100g, sắc với 750ml nước, còn lại 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Dùng khoai lang chữa bệnh táo bón: Lá khoai lang tươi 60g, lá mồng tơi 60g, rau má tươi 60g, nấu nước uống hoặc nấu canh ăn.
Chữa mụn nhọt làm mủ: Lá khoai lang non 50g, đậu xanh 20g, thêm chút muối, giã nhuyễn đắp lên chỗ đau.
Chữa bỏng: Lá khoai lang non rửa thật sạch, giã nát, vắt nước cốt phết lên chỗ bỏng.
Chữa viêm dạ dày – hành tá tràng: Khoai lang 500g, gọt vỏ, rửa thật sạch, xắt nhỏ rồi giã nát, bọc trong vải sạch ép lấy nước, đun sôi. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 100 - 150ml, uống liên tục trong 3 tuần, ngưng 5 ngày rồi uống tiếp liệu trình khác.