Sau khi cạo vỏ thì phải ngâm sấu vào chậu nước ngay để sấu không bị thâm đen. Rửa sấu cho thật sạch rồi vớt ra để ráo nước, chờ cho bề mặt của quả sấu se lại.
Có nhiều người chỉ cắt cuống sấu cho chảy hết nhựa ra ngoài và rửa sạch rồi bỏ vào ngăn đá để bảo quản luôn. Cách này cũng không sai nhưng nếu không cạo vỏ sấu thì sấu sẽ có vị hơi chát nhẹ ảnh hưởng đến nồi canh.
Sấu còn tươi sẽ dễ cạo vỏ. Nếu để trong ngăn đá, đến khi dùng mới đem ra cạo vỏ thì sẽ rất khó làm.
Sau khi sấu đã ráo nước, bạn chia sấu vào từng túi nhỏ, khoảng 300 gram/túi, bọc kín túi lại, có thể dùng loại túi hút chân không. Để túi sấu vào ngăn đá và dùng dần. Nếu để cả túi to, mỗi lần mở túi ra lấy sấu là bạn sẽ bổ sung thêm một lượng hơi ẩm vào túi, điều này khiến cả khối sấu dính chặt với nhau, rất khó lấy. Chia nhỏ lượng sấu sẽ giúp giữ phần sấu chưa dùng đến không bị thay đổi chất lượng. Còn một cách khác để bảo quan sấu mà bạn có thể tham khảo.
Chọn những quả sấu bánh tẻ là tốt nhất, không thì sấu già cũng được. Cạo sạch vỏ sấu và rửa lại với nước.
Bỏ sấu vào nồi và đổ nước ngập sấu. Đun đến khi sấu chín mềm thì để nguội. Tách bỏ hạt sấu, lấy phần thịt và nước luộc sấu cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
Đổ phần sấu xay vào khay làm đá rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi các viên sấu đã đông thì gỡ ra, bỏ vào túi nilon hoặc hộp đậy nắp kín. Cho viên sấu vào ngăn đá để bảo quản, mỗi lần nấu chỉ cần lấy 1-2 viên bỏ vào nồi canh là được.
Vào cuối mùa, những quá sấu chín già thường sẽ ít nhựa hơn sấu xanh. Bạn có thể không cần cắt cuống, cạo vỏ mà chỉ cần rửa sạch, để ráo nước rồi bảo quản giống sấu xanh là được.
Sau khi cạo vỏ thì phải ngâm sấu vào chậu nước ngay để sấu không bị thâm đen. Rửa sấu cho thật sạch rồi vớt ra để ráo nước, chờ cho bề mặt của quả sấu se lại.
Có nhiều người chỉ cắt cuống sấu cho chảy hết nhựa ra ngoài và rửa sạch rồi bỏ vào ngăn đá để bảo quản luôn. Cách này cũng không sai nhưng nếu không cạo vỏ sấu thì sấu sẽ có vị hơi chát nhẹ ảnh hưởng đến nồi canh.
Sấu còn tươi sẽ dễ cạo vỏ. Nếu để trong ngăn đá, đến khi dùng mới đem ra cạo vỏ thì sẽ rất khó làm.
Sau khi sấu đã ráo nước, bạn chia sấu vào từng túi nhỏ, khoảng 300 gram/túi, bọc kín túi lại, có thể dùng loại túi hút chân không. Để túi sấu vào ngăn đá và dùng dần. Nếu để cả túi to, mỗi lần mở túi ra lấy sấu là bạn sẽ bổ sung thêm một lượng hơi ẩm vào túi, điều này khiến cả khối sấu dính chặt với nhau, rất khó lấy. Chia nhỏ lượng sấu sẽ giúp giữ phần sấu chưa dùng đến không bị thay đổi chất lượng.
Còn một cách khác để bảo quan sấu mà bạn có thể tham khảo.
Chọn những quả sấu bánh tẻ là tốt nhất, không thì sấu già cũng được. Cạo sạch vỏ sấu và rửa lại với nước.
Bỏ sấu vào nồi và đổ nước ngập sấu. Đun đến khi sấu chín mềm thì để nguội. Tách bỏ hạt sấu, lấy phần thịt và nước luộc sấu cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
Đổ phần sấu xay vào khay làm đá rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi các viên sấu đã đông thì gỡ ra, bỏ vào túi nilon hoặc hộp đậy nắp kín. Cho viên sấu vào ngăn đá để bảo quản, mỗi lần nấu chỉ cần lấy 1-2 viên bỏ vào nồi canh là được.
Vào cuối mùa, những quá sấu chín già thường sẽ ít nhựa hơn sấu xanh. Bạn có thể không cần cắt cuống, cạo vỏ mà chỉ cần rửa sạch, để ráo nước rồi bảo quản giống sấu xanh là được.