Bún lòng xào nghệ: Độ dai của lòng heo, vị nồng của nghệ, thơm của rau răm, dẻo mềm của sợi bún và vị cay của ớt, tiêu... tạo nên món bún đặc biệt, có tác dụng trị ho nổi tiếng miền Trung. Công đoạn mất thời gian nhất là làm sạch lòng sao cho hết mùi hôi mà vẫn giữ được độ giòn, sần sật. Bún được cho vào chảo, xào chung với lòng, gan, tiết heo luộc, nghệ tươi giã nhuyễn tạo sắc vàng ươm kích thích vị giác. Ảnh: Thaonguyenn1711. Cháo sá sùng: Ở TP.HCM, bạn có cơ hội thưởng thức cháo sá sùng được chế biến theo kiểu cháo Tiều của người Hoa. Theo Đông y, sá sùng sở hữu hàm lượng dinh dưỡng khá cao, nổi bật vị mặn, tính mát, có tác dụng bổ thận, tráng dương, thanh nhiệt, lợi phế, kiện tỳ vị. Tô cháo ấm nóng còn có cật, thịt heo, phèo, cá... Ngoài ra, hành, rau mùi, gừng thái lát, quẩy cũng được kết hợp để tăng hương vị. Ảnh: Itsolife11. Trứng vịt lộn là món ăn đường phố bổ dưỡng, đồng thời được coi là bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí... Thưởng thức trứng vịt lộn kèm rau răm, gừng đem tới sự cân bằng âm dương cho cơ thể, giúp không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần. Ảnh: Junvo1411. Canh hoa atiso hầm giò heo được xem là món ăn đặc trưng của ẩm thực Đà Lạt (Lâm Đồng). Hoa atiso có tác dụng mát gan và giải nhiệt, khi kết hợp với chân giò heo được hầm kỹ trong nhiều giờ tạo ra hương vị bổ dưỡng, thanh mát. Ảnh: Vietnmacuisines. Tỏi có vị cay, tính ấm, nổi bật với tác dụng kháng khuẩn và nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ. Huyện đảo Lý Sơn được mệnh danh là vương quốc tỏi. Đặc sản tỏi ở đây được đánh giá là củ nhỏ, tròn trịa, có vị cay nhưng vẫn dịu ngọt, hàm lượng tinh dầu khá cao. Ngoài ngồng tỏi xào, ẩm thực ở Lý Sơn còn thu hút với nhiều hương vị độc đáo như gỏi tỏi, rau dớn xào tỏi, rượu tỏi... Ảnh: Lysonexpress.Người chế biến ngâm tỏi với bia để ngấm đều men vi sinh, sau đó đem ủ trong nồi cơm điện khoảng 15 ngày. Theo các bác sĩ, dùng tỏi đen đúng cách giúp phát huy tối đa công dụng. Bóc vỏ và ăn trực tiếp tỏi đen giúp cơ thể hấp thu giá trị dinh dưỡng, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim, mỡ máu, cải thiện sức khỏe... Song cần lưu ý mỗi ngày chỉ nên ăn 1-3 củ. Ảnh: Uyenphuong_uyenphuong. Gà Đông Tảo (hay "gà rồng") nổi tiếng quý hiếm ở Việt Nam, được người dân xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên, thuần dưỡng và nhân giống từ lâu đời. Món ngon nhất phải kể đến là chân gà Đông Tảo nấu thuốc bắc. Các vị thuốc bắc được chọn và đong đếm kỹ, cách chế biến cũng rất cầu kỳ để giữ trọn hương vị và chất bổ. Ảnh: Topchuan. Bún nghệ xào lòng nổi tiếng miền Trung Lòng dai kết hợp cùng hương vị thơm nồng của nghệ tạo nên món bún đặc biệt mà du khách nên thử khi ghé thăm xứ Huế.
Bún lòng xào nghệ: Độ dai của lòng heo, vị nồng của nghệ, thơm của rau răm, dẻo mềm của sợi bún và vị cay của ớt, tiêu... tạo nên món bún đặc biệt, có tác dụng trị ho nổi tiếng miền Trung. Công đoạn mất thời gian nhất là làm sạch lòng sao cho hết mùi hôi mà vẫn giữ được độ giòn, sần sật. Bún được cho vào chảo, xào chung với lòng, gan, tiết heo luộc, nghệ tươi giã nhuyễn tạo sắc vàng ươm kích thích vị giác. Ảnh: Thaonguyenn1711.
Cháo sá sùng: Ở TP.HCM, bạn có cơ hội thưởng thức cháo sá sùng được chế biến theo kiểu cháo Tiều của người Hoa. Theo Đông y, sá sùng sở hữu hàm lượng dinh dưỡng khá cao, nổi bật vị mặn, tính mát, có tác dụng bổ thận, tráng dương, thanh nhiệt, lợi phế, kiện tỳ vị. Tô cháo ấm nóng còn có cật, thịt heo, phèo, cá... Ngoài ra, hành, rau mùi, gừng thái lát, quẩy cũng được kết hợp để tăng hương vị. Ảnh: Itsolife11.
Trứng vịt lộn là món ăn đường phố bổ dưỡng, đồng thời được coi là bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí... Thưởng thức trứng vịt lộn kèm rau răm, gừng đem tới sự cân bằng âm dương cho cơ thể, giúp không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần. Ảnh: Junvo1411.
Canh hoa atiso hầm giò heo được xem là món ăn đặc trưng của ẩm thực Đà Lạt (Lâm Đồng). Hoa atiso có tác dụng mát gan và giải nhiệt, khi kết hợp với chân giò heo được hầm kỹ trong nhiều giờ tạo ra hương vị bổ dưỡng, thanh mát. Ảnh: Vietnmacuisines.
Tỏi có vị cay, tính ấm, nổi bật với tác dụng kháng khuẩn và nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ. Huyện đảo Lý Sơn được mệnh danh là vương quốc tỏi. Đặc sản tỏi ở đây được đánh giá là củ nhỏ, tròn trịa, có vị cay nhưng vẫn dịu ngọt, hàm lượng tinh dầu khá cao. Ngoài ngồng tỏi xào, ẩm thực ở Lý Sơn còn thu hút với nhiều hương vị độc đáo như gỏi tỏi, rau dớn xào tỏi, rượu tỏi... Ảnh: Lysonexpress.
Người chế biến ngâm tỏi với bia để ngấm đều men vi sinh, sau đó đem ủ trong nồi cơm điện khoảng 15 ngày. Theo các bác sĩ, dùng tỏi đen đúng cách giúp phát huy tối đa công dụng. Bóc vỏ và ăn trực tiếp tỏi đen giúp cơ thể hấp thu giá trị dinh dưỡng, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim, mỡ máu, cải thiện sức khỏe... Song cần lưu ý mỗi ngày chỉ nên ăn 1-3 củ. Ảnh: Uyenphuong_uyenphuong.
Gà Đông Tảo (hay "gà rồng") nổi tiếng quý hiếm ở Việt Nam, được người dân xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên, thuần dưỡng và nhân giống từ lâu đời. Món ngon nhất phải kể đến là chân gà Đông Tảo nấu thuốc bắc. Các vị thuốc bắc được chọn và đong đếm kỹ, cách chế biến cũng rất cầu kỳ để giữ trọn hương vị và chất bổ. Ảnh: Topchuan.
Bún nghệ xào lòng nổi tiếng miền Trung Lòng dai kết hợp cùng hương vị thơm nồng của nghệ tạo nên món bún đặc biệt mà du khách nên thử khi ghé thăm xứ Huế.