Hãy chân thành: Khi đến với nhau bằng sự chân thành, người ta không còn cảm thấy mệt mỏi hay lo sợ về một điều gì đó phải giấu giếm hay nói dối. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để giữ được hôn nhân hạnh phúc. Phân công trách nhiệm: Một người không thể làm nên hôn nhân hạnh phúc. Nó phải là sự chung sức, đồng lòng của cả vợ lẫn chồng. Chính vì vậy, hãy thẳng thắn và rõ ràng ngay khi mới cưới về trách nhiệm của mỗi người trong đời sống chung. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phân công trách nhiệm linh hoạt trong đời sống hàng ngày. Gánh vác trách nhiệm lo toan kinh tế, thu vén gia đình hay trách nhiệm với hai bên nội ngoại cũng cần được tính toán khéo léo để cả hai cùng chia sẻ cho nhau. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Đừng nên quá mải mê công việc mà bỏ bê gia đình hoặc đổ trách nhiệm cho việc chăm sóc gia đình để trở thành vô trách nhiệm trong công việc. Hãy tìm cách cân bằng cuộc sống riêng và công việc để đảm bảo nguồn thu nhập, nuôi giữ tham vọng nghề nghiệp và có một gia đình hạnh phúc.Dành thời gian cho nhau: Công việc bận rộn cùng với bao nhiêu việc phải lo toan khiến nhiều đôi vợ chồng quên mất việc phải dành thời gian cho nhau. Thỉnh thoảng hãy cùng nhau ra ngoài ăn tối hoặc đi du lịch. Nó sẽ giúp bạn hâm nóng tình cảm, hạnh phúc vợ chồng trở nên ngọt ngào và bền lâu hơn.Đừng mang công việc về nhà: Về nhà mà cứ cắm mặt vào bàn làm việc hoặc lầm lì khó tính vì một việc khó chịu nào đó ở cơ quan chỉ làm cuộc sống gia đình của bạn trở nên căng thẳng hơn mà thôi. Hãy vứt mọi thứ bực mình, khó chịu ngoài cánh cửa trước khi bước vào nhà, tránh tranh luận về những rắc rối nhỏ nơi làm việc. Bạn nên hiểu rằng, vợ hoặc chồng mình cũng có thể gặp những chuyện căng thẳng ở cơ quan và hai người không nên mang sự căng thẳng đó về nhà để gây khó chịu cho nhau cũng như các thành viên khác trong gia đình.Có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm: Hãy cùng nhau lên kế hoạch chi tiêu và dành ra một khoản tiết kiệm hàng tháng. Bạn có thể đưa ra một mục tiêu tiết kiệm nào đó để hai người cùng hướng đến và phấn đấu. Đó không chỉ là cách giúp hai người thêm gắn kết mà còn là bước chuẩn bị cần thiết cho tương lai. Nói chuyện cởi mở: Đừng bao giờ im lặng nếu cảm thấy bực mình hoặc gặp phải một chuyện gì đó. Hãy thẳng thắn nói chuyện hoặc tâm sự với nửa kia về những vấn đề của mình. Việc này giúp hai người hiểu nhau hơn, tránh những hiểu nhầm không đáng có và duy trì hạnh phúc dài lâu.
Hãy chân thành: Khi đến với nhau bằng sự chân thành, người ta không còn cảm thấy mệt mỏi hay lo sợ về một điều gì đó phải giấu giếm hay nói dối. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để giữ được hôn nhân hạnh phúc.
Phân công trách nhiệm: Một người không thể làm nên hôn nhân hạnh phúc. Nó phải là sự chung sức, đồng lòng của cả vợ lẫn chồng. Chính vì vậy, hãy thẳng thắn và rõ ràng ngay khi mới cưới về trách nhiệm của mỗi người trong đời sống chung. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phân công trách nhiệm linh hoạt trong đời sống hàng ngày. Gánh vác trách nhiệm lo toan kinh tế, thu vén gia đình hay trách nhiệm với hai bên nội ngoại cũng cần được tính toán khéo léo để cả hai cùng chia sẻ cho nhau.
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Đừng nên quá mải mê công việc mà bỏ bê gia đình hoặc đổ trách nhiệm cho việc chăm sóc gia đình để trở thành vô trách nhiệm trong công việc. Hãy tìm cách cân bằng cuộc sống riêng và công việc để đảm bảo nguồn thu nhập, nuôi giữ tham vọng nghề nghiệp và có một gia đình hạnh phúc.
Dành thời gian cho nhau: Công việc bận rộn cùng với bao nhiêu việc phải lo toan khiến nhiều đôi vợ chồng quên mất việc phải dành thời gian cho nhau. Thỉnh thoảng hãy cùng nhau ra ngoài ăn tối hoặc đi du lịch. Nó sẽ giúp bạn hâm nóng tình cảm, hạnh phúc vợ chồng trở nên ngọt ngào và bền lâu hơn.
Đừng mang công việc về nhà: Về nhà mà cứ cắm mặt vào bàn làm việc hoặc lầm lì khó tính vì một việc khó chịu nào đó ở cơ quan chỉ làm cuộc sống gia đình của bạn trở nên căng thẳng hơn mà thôi. Hãy vứt mọi thứ bực mình, khó chịu ngoài cánh cửa trước khi bước vào nhà, tránh tranh luận về những rắc rối nhỏ nơi làm việc. Bạn nên hiểu rằng, vợ hoặc chồng mình cũng có thể gặp những chuyện căng thẳng ở cơ quan và hai người không nên mang sự căng thẳng đó về nhà để gây khó chịu cho nhau cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm: Hãy cùng nhau lên kế hoạch chi tiêu và dành ra một khoản tiết kiệm hàng tháng. Bạn có thể đưa ra một mục tiêu tiết kiệm nào đó để hai người cùng hướng đến và phấn đấu. Đó không chỉ là cách giúp hai người thêm gắn kết mà còn là bước chuẩn bị cần thiết cho tương lai.
Nói chuyện cởi mở: Đừng bao giờ im lặng nếu cảm thấy bực mình hoặc gặp phải một chuyện gì đó. Hãy thẳng thắn nói chuyện hoặc tâm sự với nửa kia về những vấn đề của mình. Việc này giúp hai người hiểu nhau hơn, tránh những hiểu nhầm không đáng có và duy trì hạnh phúc dài lâu.