Oksana Bondarchuk sinh năm 1989 tại một thành phố xinh đẹp của Ukraina. Khi vừa chào đời, bác sỹ đã sốc khi nhìn thấy hai chân của đứa trẻ bị biến dạng. Bàn tay của Oksana cũng bị méo mó và thiếu một ngón.Có lẽ những di chứng đó là kết quả của thảm họa hạt nhân tại vùng mẹ Oksana sinh sống, khiến đứa trẻ sinh ra không được lành lặn và khỏe mạnh. Thật đau lòng, sau khi mẹ em bé nhìn thấy hình hài của con đã không thể chịu đựng được mà bỏ Oksana lại trại trẻ mồ côi.Trong 7 năm ở trại trẻ mồ côi, cô bé tật nguyền Oksana thường xuyên bị xem thường, dọa nạt và thậm chí lạm dụng tình dục. Cuộc sống của cô đầy chịu đựng và tủi nhục. Điều duy nhất mang lại sức mạnh cho cô bé là niềm hy vọng được một gia đình tử tế nhận nuôi.Trời phật đã đáp lại niềm hy vọng ấy khi một nhà vật lý trị liệu liên lạc với trại trẻ mồ côi xin nhận nuôi Oksana. Sau 2 năm, cô bé tật nguyền chính thức đi theo gia đình bà Grey về chung sống. Khi đó, cô bé gần 8 tuổi.Gia đình mới đối xử rất tốt với Oksana. Cô bé được chữa trị nhưng đôi chân vẫn không thể đi lại. Đến năm 9 tuổi, theo lời khuyên của bác sỹ, Oksana phẫu thuật cắt chân để có thể sống như một người bình thường với đôi chân giả.Chẳng bao lâu sau, cô bé có thể chạy, nhảy, trượt băng và đi xe đạp. Oksana phát hiện mình rất đam mê môn thể thao chèo thuyền. Cô gái tập luyện chăm chỉ mong có một ngày sẽ đến với đại đội thể thao dành cho người khuyết tật ở Hoa Kỳ.Năm 2012 ước mơ của cô đã thành sự thật khi Oksana đoạt huy chương đồng tại Thế vận hội Paralympic ở London cùng người đồng đội Rob Jones. Một tờ báo đã làm phóng sự ảnh về cô gái nghị lực khiến cả thế giới thán phục.Không chỉ xuất sắc ở môn chèo thuyền, Oksana còn khiến cả thế giới khâm phục khi đạt huy chương đồng và huy chương bạc bộ môn thể thao trượt tuyết tại Thế vận hội Paralympic Mùa đông tại Sochi. Các tạp chí thể thao hàng đầu không ngừng ca ngợi tài năng và nghị lực của cô gái trẻ.Oksana không bao giờ chùn bước trước khiếm khuyết của cơ thể. Hiện cô đang là biểu tượng của đất nước Ukraina. Cô cũng chẳng bao giờ quên gốc gác nơi mình sinh ra, thường xuyên về thăm trại trẻ mồ côi và trò chuyện với những đứa trẻ có hoàn cảnh tương tự mình.
Oksana Bondarchuk sinh năm 1989 tại một thành phố xinh đẹp của Ukraina. Khi vừa chào đời, bác sỹ đã sốc khi nhìn thấy hai chân của đứa trẻ bị biến dạng. Bàn tay của Oksana cũng bị méo mó và thiếu một ngón.
Có lẽ những di chứng đó là kết quả của thảm họa hạt nhân tại vùng mẹ Oksana sinh sống, khiến đứa trẻ sinh ra không được lành lặn và khỏe mạnh. Thật đau lòng, sau khi mẹ em bé nhìn thấy hình hài của con đã không thể chịu đựng được mà bỏ Oksana lại trại trẻ mồ côi.
Trong 7 năm ở trại trẻ mồ côi, cô bé tật nguyền Oksana thường xuyên bị xem thường, dọa nạt và thậm chí lạm dụng tình dục. Cuộc sống của cô đầy chịu đựng và tủi nhục. Điều duy nhất mang lại sức mạnh cho cô bé là niềm hy vọng được một gia đình tử tế nhận nuôi.
Trời phật đã đáp lại niềm hy vọng ấy khi một nhà vật lý trị liệu liên lạc với trại trẻ mồ côi xin nhận nuôi Oksana. Sau 2 năm, cô bé tật nguyền chính thức đi theo gia đình bà Grey về chung sống. Khi đó, cô bé gần 8 tuổi.
Gia đình mới đối xử rất tốt với Oksana. Cô bé được chữa trị nhưng đôi chân vẫn không thể đi lại. Đến năm 9 tuổi, theo lời khuyên của bác sỹ, Oksana phẫu thuật cắt chân để có thể sống như một người bình thường với đôi chân giả.
Chẳng bao lâu sau, cô bé có thể chạy, nhảy, trượt băng và đi xe đạp. Oksana phát hiện mình rất đam mê môn thể thao chèo thuyền. Cô gái tập luyện chăm chỉ mong có một ngày sẽ đến với đại đội thể thao dành cho người khuyết tật ở Hoa Kỳ.
Năm 2012 ước mơ của cô đã thành sự thật khi Oksana đoạt huy chương đồng tại Thế vận hội Paralympic ở London cùng người đồng đội Rob Jones. Một tờ báo đã làm phóng sự ảnh về cô gái nghị lực khiến cả thế giới thán phục.
Không chỉ xuất sắc ở môn chèo thuyền, Oksana còn khiến cả thế giới khâm phục khi đạt huy chương đồng và huy chương bạc bộ môn thể thao trượt tuyết tại Thế vận hội Paralympic Mùa đông tại Sochi. Các tạp chí thể thao hàng đầu không ngừng ca ngợi tài năng và nghị lực của cô gái trẻ.
Oksana không bao giờ chùn bước trước khiếm khuyết của cơ thể. Hiện cô đang là biểu tượng của đất nước Ukraina. Cô cũng chẳng bao giờ quên gốc gác nơi mình sinh ra, thường xuyên về thăm trại trẻ mồ côi và trò chuyện với những đứa trẻ có hoàn cảnh tương tự mình.