Nhiệt độ xuống quá thấp trong thời tiết rét đậm rét hại là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh, chủ yếu là bệnh viêm đường hô hấp, nặng hơn là viêm tai giữa, viêm phế quản và viêm phổi. Ảnh: HC.Ngoài các bệnh về hô hấp, số người mắc bệnh tim mạch cũng sẽ gia tăng mỗi khi mùa đông đến, trong đó đáng lưu ý là bệnh tăng huyết áp kịch phát. Tăng huyết áp kịch phát rất dễ gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ảnh: IE.Nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp trong thời tiết rét đậm cũng tăng cao ở người cao tuổi, đặc biệt là các bệnh gút, đau thần kinh liên sườn, đau lưng, thắt lưng, cứng khớp gối, khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay. Ảnh: PC.Ngoài ra, các bệnh dạ dày, viêm đại tràng co thắt mỗi khi mùa lạnh đến cũng tăng nặng hơn với người cao tuổi. Ảnh: THS.Bên cạnh đó, trong thời tiết lạnh giá, hạ thân nhiệt là biến chứng nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng xấu tới não bộ và có thể gây tử vong, thường gặp ở người già, trẻ em, người làm việc quá lâu ở ngoài trời lạnh...Trời rét còn gây cước chân, tay, dị ứng da,...Để chủ động phòng tránh các bệnh lý nói chung, bệnh về đường hô hấp nói riêng, nhất là trong thời tiết giá lạnh, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Mỗi người dân cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng ở cả lượng và chất. Ảnh: SKĐS.Mọi người nên ăn nhiều hoa quả, cân đối các nhóm dưỡng chất như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Bên cạnh đó phải giữ ấm cơ thể, nhất là các vùng ngực, cổ, chân tay. Ảnh: LC.Người dân tuyệt đối không sử dụng than củi, than tổ ong để đốt và sưởi ấm trong phòng kín để tránh ngộ độc khí CO trong nhà. Nếu dùng các lò sưởi bức xạ hồng ngoại thì không nên để gần trẻ nhỏ, người già bởi như vậy dễ gây khô da, khô mũi và dễ bị bỏng, cháy.Các bác sĩ cũng khuyến cáo, đối với trẻ em, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc đủ ấm, ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh cho trẻ ra ngoài mà không đeo khẩu trang. Tuy nhiên, không nên mặc cho trẻ quá nhiều áo, trẻ dễ bị toát mồ hôi, ngấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh, sốt cao. Ảnh: TP.Để bảo đảm sức khỏe cho người già, các bác sĩ khuyến cáo, trong những ngày trời rét đậm, người cao tuổi cần chú ý ăn uống đủ chất, không nên tập thể dục ngoài trời. Lưu ý, tránh ra ngoài trời lạnh hay đột ngột từ phòng ấm ra ngoài trời lạnh vì chênh lệch nhiệt độ đột ngột dễ khiến người cao tuổi đột quỵ. Ảnh: UHT.Ngoài ra, người già cần chú ý uống đủ nước dù trời lạnh, nên dùng nước đun sôi, các loại nước ép trái cây tươi. Các cụ cao tuổi phải mặc đủ ấm lúc ngủ cũng như lúc thức, ở trong nhà cũng như khi ra ngoài, chú ý giữ ấm đầu, cổ, bàn chân; tránh ở lâu ngoài trời, thức khuya trong những ngày trời rét để phòng bệnh cảm lạnh, viêm phổi hay các biến chứng tim mạch. Ảnh: PC. Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)
Nhiệt độ xuống quá thấp trong thời tiết rét đậm rét hại là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh, chủ yếu là bệnh viêm đường hô hấp, nặng hơn là viêm tai giữa, viêm phế quản và viêm phổi. Ảnh: HC.
Ngoài các bệnh về hô hấp, số người mắc bệnh tim mạch cũng sẽ gia tăng mỗi khi mùa đông đến, trong đó đáng lưu ý là bệnh tăng huyết áp kịch phát. Tăng huyết áp kịch phát rất dễ gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ảnh: IE.
Nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp trong thời tiết rét đậm cũng tăng cao ở người cao tuổi, đặc biệt là các bệnh gút, đau thần kinh liên sườn, đau lưng, thắt lưng, cứng khớp gối, khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay. Ảnh: PC.
Ngoài ra, các bệnh dạ dày, viêm đại tràng co thắt mỗi khi mùa lạnh đến cũng tăng nặng hơn với người cao tuổi. Ảnh: THS.
Bên cạnh đó, trong thời tiết lạnh giá, hạ thân nhiệt là biến chứng nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng xấu tới não bộ và có thể gây tử vong, thường gặp ở người già, trẻ em, người làm việc quá lâu ở ngoài trời lạnh...Trời rét còn gây cước chân, tay, dị ứng da,...
Để chủ động phòng tránh các bệnh lý nói chung, bệnh về đường hô hấp nói riêng, nhất là trong thời tiết giá lạnh, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Mỗi người dân cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng ở cả lượng và chất. Ảnh: SKĐS.
Mọi người nên ăn nhiều hoa quả, cân đối các nhóm dưỡng chất như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Bên cạnh đó phải giữ ấm cơ thể, nhất là các vùng ngực, cổ, chân tay. Ảnh: LC.
Người dân tuyệt đối không sử dụng than củi, than tổ ong để đốt và sưởi ấm trong phòng kín để tránh ngộ độc khí CO trong nhà. Nếu dùng các lò sưởi bức xạ hồng ngoại thì không nên để gần trẻ nhỏ, người già bởi như vậy dễ gây khô da, khô mũi và dễ bị bỏng, cháy.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, đối với trẻ em, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc đủ ấm, ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh cho trẻ ra ngoài mà không đeo khẩu trang. Tuy nhiên, không nên mặc cho trẻ quá nhiều áo, trẻ dễ bị toát mồ hôi, ngấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh, sốt cao. Ảnh: TP.
Để bảo đảm sức khỏe cho người già, các bác sĩ khuyến cáo, trong những ngày trời rét đậm, người cao tuổi cần chú ý ăn uống đủ chất, không nên tập thể dục ngoài trời. Lưu ý, tránh ra ngoài trời lạnh hay đột ngột từ phòng ấm ra ngoài trời lạnh vì chênh lệch nhiệt độ đột ngột dễ khiến người cao tuổi đột quỵ. Ảnh: UHT.
Ngoài ra, người già cần chú ý uống đủ nước dù trời lạnh, nên dùng nước đun sôi, các loại nước ép trái cây tươi. Các cụ cao tuổi phải mặc đủ ấm lúc ngủ cũng như lúc thức, ở trong nhà cũng như khi ra ngoài, chú ý giữ ấm đầu, cổ, bàn chân; tránh ở lâu ngoài trời, thức khuya trong những ngày trời rét để phòng bệnh cảm lạnh, viêm phổi hay các biến chứng tim mạch. Ảnh: PC.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)