Nhược thị là bệnh giảm thị lực ở một bên mắt do phát triển thị lực một cách bất thường khi vẫn còn nhỏ hoặc trẻ tuổi. Bệnh này còn có tên là bệnh mắt lười và con mắt lười – tức mắt yếu hơn – thường lồi ra ngoài hoặc tụt vào trong. (Ảnh: eyecare)Bệnh nhược thị thường phát triển từ sơ sinh đến giai đoạn 7 tuổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến giảm thị lực ở trẻ em và hiếm khi bệnh nhược thị xảy ra ở cả 2 mắt. (Ảnh: eyeclinic)Các dấu hiệu của bệnh mắt lười có thể quan sát thấy là: mắt lồi ra hoặc tụt vào trong, hai mặt có vẻ không ăn nhập với nhau, nhận thức kém về chiều sâu, mắt bị lác hoặc hay nhắm một bên, nghiêng đầu, kết quả khám thị lực có bất thường. Đôi khi bệnh mắt lười chỉ khám mắt mới phát hiện ra. (Ảnh: epidemic) Nguyên nhân của bệnh mắt lười là do những bất thường về thị giác khiến dây thần kinh nối giữa võng mạc với não bộ. Bên mắt yếu hơn nhận được ít tín hiệu thị giác hơn. Lâu dần khả năng phối hợp giữa hai mắt càng giảm khiến não bộ gần như phớt lờ bên mắt yếu hơn đó. (Ảnh: ohioambly)Nguyên nhân phổ biến của bệnh nhược thị gồm có: mất cân bằng cơ mắt (hay lác mắt), độ sắc nét của ảnh nhìn qua 2 mắt khác nhau (chiết quang mắt không đều), suy mắt. (Ảnh: ohioambly)Đối với trẻ em, các yếu tố nguy cơ của bệnh nhược thị là: sinh non, sinh nhỏ con nhẹ cân, tiền sử gia đình có người bị nhược thị, bất thường trong sự phát triển. Nếu không điều trị, bệnh nhược thị có thể dẫn đến mất thị lực. Vì vậy nên điều trị càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 7 tuổi. Các phương pháp điều trị bệnh nhược thị chủ yếu đều nhằm mục đích tạm thời làm giảm thị lực bên mắt khỏe để kích thích bên mắt lười hoạt động. (Ảnh: helaio)Tùy thuộc tình trạng bệnh, bác sĩ có thể cho bệnh nhân thử các phương pháp sau: đeo kính chỉnh mắt, đeo miếng dán mắt lên mắt khỏe 2-6 tiếng mỗi ngày để kích thích mắt yếu, dùng tấm lọc cho mắt khỏe để kích thích mắt yếu, dùng thuốc Atropine nhỏ mắt 2 lần mỗi tuần để tạm thời làm mờ mắt khỏe, cuối cùng là phẫu thuật chỉnh cơ mắt. (ảnh: Medscape)
Nhược thị là bệnh giảm thị lực ở một bên mắt do phát triển thị lực một cách bất thường khi vẫn còn nhỏ hoặc trẻ tuổi. Bệnh này còn có tên là bệnh mắt lười và con mắt lười – tức mắt yếu hơn – thường lồi ra ngoài hoặc tụt vào trong. (Ảnh: eyecare)
Bệnh nhược thị thường phát triển từ sơ sinh đến giai đoạn 7 tuổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến giảm thị lực ở trẻ em và hiếm khi bệnh nhược thị xảy ra ở cả 2 mắt. (Ảnh: eyeclinic)
Các dấu hiệu của bệnh mắt lười có thể quan sát thấy là: mắt lồi ra hoặc tụt vào trong, hai mặt có vẻ không ăn nhập với nhau, nhận thức kém về chiều sâu, mắt bị lác hoặc hay nhắm một bên, nghiêng đầu, kết quả khám thị lực có bất thường. Đôi khi bệnh mắt lười chỉ khám mắt mới phát hiện ra. (Ảnh: epidemic)
Nguyên nhân của bệnh mắt lười là do những bất thường về thị giác khiến dây thần kinh nối giữa võng mạc với não bộ. Bên mắt yếu hơn nhận được ít tín hiệu thị giác hơn. Lâu dần khả năng phối hợp giữa hai mắt càng giảm khiến não bộ gần như phớt lờ bên mắt yếu hơn đó. (Ảnh: ohioambly)
Nguyên nhân phổ biến của bệnh nhược thị gồm có: mất cân bằng cơ mắt (hay lác mắt), độ sắc nét của ảnh nhìn qua 2 mắt khác nhau (chiết quang mắt không đều), suy mắt. (Ảnh: ohioambly)
Đối với trẻ em, các yếu tố nguy cơ của bệnh nhược thị là: sinh non, sinh nhỏ con nhẹ cân, tiền sử gia đình có người bị nhược thị, bất thường trong sự phát triển.
Nếu không điều trị, bệnh nhược thị có thể dẫn đến mất thị lực. Vì vậy nên điều trị càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 7 tuổi. Các phương pháp điều trị bệnh nhược thị chủ yếu đều nhằm mục đích tạm thời làm giảm thị lực bên mắt khỏe để kích thích bên mắt lười hoạt động. (Ảnh: helaio)
Tùy thuộc tình trạng bệnh, bác sĩ có thể cho bệnh nhân thử các phương pháp sau: đeo kính chỉnh mắt, đeo miếng dán mắt lên mắt khỏe 2-6 tiếng mỗi ngày để kích thích mắt yếu, dùng tấm lọc cho mắt khỏe để kích thích mắt yếu, dùng thuốc Atropine nhỏ mắt 2 lần mỗi tuần để tạm thời làm mờ mắt khỏe, cuối cùng là phẫu thuật chỉnh cơ mắt. (ảnh: Medscape)