Tình hình sức khỏe của Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej đang là vấn đề được quan tâm khi Hoàng gia nước này công bố ông đang trải qua quá trình điều trị não úng thủy cùng chứng viêm phổi.Căn bệnh não úng thủy đặc biệt nghiêm trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Nếu không tác động kịp thời, bệnh nhân dễ đối diện với những biến chứng như viêm màng não mủ, mù, điếc, liệt tứ chi và động kinh.Hiện không có thuốc đặc trị não úng thủy song tùy vào nguyên nhân, các chuyên gia có thể tác động, kiểm soát bệnh trạng, giúp bệnh nhân không phải khổ sở vì căn bệnh.Trường hợp não úng thủy bắt nguồn từ những khu vực có vấn đề (khối u, chấn thương ở đầu làm nghẽn lối thoát của dịch não tủy), các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý bằng cách phẫu thuật loại bỏ chúng, giúp dịch não tủy được lưu thông dễ dàng.Một số trường hợp bác sĩ cho sử dụng thuốc để làm chậm tốc độ sản xuất dịch não tủy. Nhìn chung, phương pháp này khó mang lại hiệu quả như mong đợi, ít được áp dụng cho điều trị lâu dài.Phương pháp điều trị não úng thủy thường gặp nhất là giải phẫu đặt shunt. Ở đó, shunt là một ống dẻo đặt vào hệ thống não thất giúp chuyển hướng dòng chảy của dịch não tủy sang một vùng khác của cơ thể, nơi nó có thể được hấp thụ.Đặt shunt não thất-ổ bụng (ventriculoperitoneal-VP) là phương pháp đặt shunt phổ biến nhất trong đó đầu ở xa của shunt được luồn vào trong khoang bụng. Ngoài ra, một số phương pháp đặt shunt khác cũng được áp dụng như đặt shunt não thất-tâm nhĩ (ventriculoatrial -VA) dẫn về tim; đặt shunt não thất-màng phổi (ventriculopleural) dẫn thoát vào niêm mạc phổi và đặt shunt thắt lưng-ổ bụng (lumboperitoneal) giúp dẫn dịch não tủy từ các ống tủy sống vào trong khoang bụng.Dù mang lại hiệu quả rõ rệt nhất song giống như các phương pháp điều trị khác, đặt shunt có thể mang lại những rủi ro không mong đợi.Một trong những biến chứng thường gặp nhất là tắc nghẽn hệ thống có thể xảy ra ở bất kỳ điểm nào dọc theo shunt; shunt bị lỗi hoặc đặt shunt sai vị trí.Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể đối diện nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến các vết mổ, xuất huyết não, thậm chí là động kinh.Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên tái khám ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến thị lực, buồn nôn, sưng hoặc tấy đỏ dọc theo đường shunt…
Tình hình sức khỏe của Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej đang là vấn đề được quan tâm khi Hoàng gia nước này công bố ông đang trải qua quá trình điều trị não úng thủy cùng chứng viêm phổi.
Căn bệnh não úng thủy đặc biệt nghiêm trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Nếu không tác động kịp thời, bệnh nhân dễ đối diện với những biến chứng như viêm màng não mủ, mù, điếc, liệt tứ chi và động kinh.
Hiện không có thuốc đặc trị não úng thủy song tùy vào nguyên nhân, các chuyên gia có thể tác động, kiểm soát bệnh trạng, giúp bệnh nhân không phải khổ sở vì căn bệnh.
Trường hợp não úng thủy bắt nguồn từ những khu vực có vấn đề (khối u, chấn thương ở đầu làm nghẽn lối thoát của dịch não tủy), các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý bằng cách phẫu thuật loại bỏ chúng, giúp dịch não tủy được lưu thông dễ dàng.
Một số trường hợp bác sĩ cho sử dụng thuốc để làm chậm tốc độ sản xuất dịch não tủy. Nhìn chung, phương pháp này khó mang lại hiệu quả như mong đợi, ít được áp dụng cho điều trị lâu dài.
Phương pháp điều trị não úng thủy thường gặp nhất là giải phẫu đặt shunt. Ở đó, shunt là một ống dẻo đặt vào hệ thống não thất giúp chuyển hướng dòng chảy của dịch não tủy sang một vùng khác của cơ thể, nơi nó có thể được hấp thụ.
Đặt shunt não thất-ổ bụng (ventriculoperitoneal-VP) là phương pháp đặt shunt phổ biến nhất trong đó đầu ở xa của shunt được luồn vào trong khoang bụng. Ngoài ra, một số phương pháp đặt shunt khác cũng được áp dụng như đặt shunt não thất-tâm nhĩ (ventriculoatrial -VA) dẫn về tim; đặt shunt não thất-màng phổi (ventriculopleural) dẫn thoát vào niêm mạc phổi và đặt shunt thắt lưng-ổ bụng (lumboperitoneal) giúp dẫn dịch não tủy từ các ống tủy sống vào trong khoang bụng.
Dù mang lại hiệu quả rõ rệt nhất song giống như các phương pháp điều trị khác, đặt shunt có thể mang lại những rủi ro không mong đợi.
Một trong những biến chứng thường gặp nhất là tắc nghẽn hệ thống có thể xảy ra ở bất kỳ điểm nào dọc theo shunt; shunt bị lỗi hoặc đặt shunt sai vị trí.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể đối diện nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến các vết mổ, xuất huyết não, thậm chí là động kinh.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên tái khám ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến thị lực, buồn nôn, sưng hoặc tấy đỏ dọc theo đường shunt…