Bên cạnh tập luyện, chế độ ăn góp phần quyết định hiệu quả nỗ lực giảm cân. Về thực phẩm, nhiều người lựa chọn ngũ cốc dùng thay cơm bởi chúng giàu chất xơ, ít calo. Vậy nhưng, bạn nên cân nhắc bởi có nhiều loại ngũ cốc chứa nhiều calo hơn gạo. Ăn nhiều khó có thể giảm cân như mong đợi. (Ảnh minh họa)Hạt kê. Phân tích thành phần dinh dưỡng của hạt kê, các nhà khoa học ghi nhận 100g kê chứa tới 361kcal. Trong khi đó, trung bình 100g gạo trắng chứa khoảng 200 kcal. Như vậy, lượng calo trong kê cao gần gấp đôi so với gạo. Bên cạnh đó, kê được đánh giá là loại hạt bổ dưỡng, chứa lượng chất đạm, béo, vitamin và cacbohydrat đứng đầu trong các loại ngũ cốc.Đáng lưu ý, kê rất giàu chất xơ, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm tăng cảm giác thèm ăn. Sử dụng kê lâu dài khiến bạn ăn ngon miệng, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Kết quả là nó khó có thể giúp bạn giảm cân, thậm chí có thể gây tăng cân.Yến mạch. Nhiều người được khuyên ăn yến mạch giảm cân. Thực tế, yến mạch không giúp tăng cường đốt cháy mỡ thừa. Khi ăn yến mạch, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn, đẩy lùi cảm giác thèm ăn. Nhờ vậy, yến mạch mang lại tác dụng hỗ trợ giảm cân.Tuy nhiên, loại hạt này rất giàu calo, trung bình 100g yến mạch chứa khoảng 389 kcal – gần gấp đôi gạo. Nếu không kiểm soát lượng ăn vào, yến mạch không giúp giảm mà còn gây tăng cân. Theo trang tin Sohu, mỗi bữa bạn chỉ nên ăn 30g bột yến mạch là đủ.Bột mì. Nhiều người nhầm tưởng ăn bột mì thay cơm sẽ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, phân tích thành phần dinh dưỡng của bột mì, các nhà khoa học nhận thấy chúng nhiều calo, dinh dưỡng hơn gạo.Thực vậy, bột mì đa số được nghiền từ ngũ cốc thô như lúa mì – loại hạt chứa lượng tinh bột rất cao. Khi đi vào cơ thể, tinh bột dễ chuyển hóa thành glucose. Glucose tích tụ nhiều sẽ chuyển hóa thành chất béo.Do vậy, muốn dùng bột mì để giảm cân, bạn cần phải kiểm soát lượng ăn vào hợp lý. Đặc biệt, bột mì có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như bánh bao, bán rán, bánh bông lan... nên kiểm soát lượng ăn càng có ý nghĩa quan trọng.Bánh mì nguyên cám. Nhiều cửa hàng giới thiệu sản phẩm bánh mì nguyên cám có khả năng hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, đây chỉ là chiêu tiếp thị nhằm thu hút người dùng.Trên thị trường, hầu hết các loại bánh mì không được làm từ lúa mì nguyên cám. Chúng được chế biến từ bột mì tổng hợp. Đồng thời, để bánh có màu sắc, hương vị hấp dẫn, chủ quán có thể cho thêm đường, hương liệu. Tiêu thụ lượng lớn đường thực sự không tốt cho quá trình giảm cân. Mời độc giả xem thêm video: 6 mẹo giảm cân dễ thực hiện tại nhà. (Nguồn: Zing/Brightside)
Bên cạnh tập luyện, chế độ ăn góp phần quyết định hiệu quả nỗ lực giảm cân. Về thực phẩm, nhiều người lựa chọn ngũ cốc dùng thay cơm bởi chúng giàu chất xơ, ít calo. Vậy nhưng, bạn nên cân nhắc bởi có nhiều loại ngũ cốc chứa nhiều calo hơn gạo. Ăn nhiều khó có thể giảm cân như mong đợi. (Ảnh minh họa)
Hạt kê. Phân tích thành phần dinh dưỡng của hạt kê, các nhà khoa học ghi nhận 100g kê chứa tới 361kcal. Trong khi đó, trung bình 100g gạo trắng chứa khoảng 200 kcal. Như vậy, lượng calo trong kê cao gần gấp đôi so với gạo. Bên cạnh đó, kê được đánh giá là loại hạt bổ dưỡng, chứa lượng chất đạm, béo, vitamin và cacbohydrat đứng đầu trong các loại ngũ cốc.
Đáng lưu ý, kê rất giàu chất xơ, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm tăng cảm giác thèm ăn. Sử dụng kê lâu dài khiến bạn ăn ngon miệng, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Kết quả là nó khó có thể giúp bạn giảm cân, thậm chí có thể gây tăng cân.
Yến mạch. Nhiều người được khuyên ăn yến mạch giảm cân. Thực tế, yến mạch không giúp tăng cường đốt cháy mỡ thừa. Khi ăn yến mạch, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn, đẩy lùi cảm giác thèm ăn. Nhờ vậy, yến mạch mang lại tác dụng hỗ trợ giảm cân.
Tuy nhiên, loại hạt này rất giàu calo, trung bình 100g yến mạch chứa khoảng 389 kcal – gần gấp đôi gạo. Nếu không kiểm soát lượng ăn vào, yến mạch không giúp giảm mà còn gây tăng cân. Theo trang tin Sohu, mỗi bữa bạn chỉ nên ăn 30g bột yến mạch là đủ.
Bột mì. Nhiều người nhầm tưởng ăn bột mì thay cơm sẽ giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, phân tích thành phần dinh dưỡng của bột mì, các nhà khoa học nhận thấy chúng nhiều calo, dinh dưỡng hơn gạo.
Thực vậy, bột mì đa số được nghiền từ ngũ cốc thô như lúa mì – loại hạt chứa lượng tinh bột rất cao. Khi đi vào cơ thể, tinh bột dễ chuyển hóa thành glucose. Glucose tích tụ nhiều sẽ chuyển hóa thành chất béo.
Do vậy, muốn dùng bột mì để giảm cân, bạn cần phải kiểm soát lượng ăn vào hợp lý. Đặc biệt, bột mì có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như bánh bao, bán rán, bánh bông lan... nên kiểm soát lượng ăn càng có ý nghĩa quan trọng.
Bánh mì nguyên cám. Nhiều cửa hàng giới thiệu sản phẩm bánh mì nguyên cám có khả năng hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, đây chỉ là chiêu tiếp thị nhằm thu hút người dùng.
Trên thị trường, hầu hết các loại bánh mì không được làm từ lúa mì nguyên cám. Chúng được chế biến từ bột mì tổng hợp. Đồng thời, để bánh có màu sắc, hương vị hấp dẫn, chủ quán có thể cho thêm đường, hương liệu. Tiêu thụ lượng lớn đường thực sự không tốt cho quá trình giảm cân.
Mời độc giả xem thêm video: 6 mẹo giảm cân dễ thực hiện tại nhà. (Nguồn: Zing/Brightside)