Khi mỡ máu cao, LDL-cholesterol dư thừa sẽ bám vào thành động mạch ngày một nhiều, hình thành các mảng bám dày, thu hẹp lòng mạch và làm giảm lưu lượng máu đến tim, não, chân tay,... Ngoài ra, các mảng bám cũng có thể vỡ ra, hình thành cục máu đông, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, suy giảm chức năng gan... (Ảnh minh họa)Để ngăn ngừa tình trạng mỡ máu cao, duy trì thói quen ăn uống lành mạnh có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, tránh ăn nhiều 3 thực phẩm tăng mỡ máu dưới đây. Khoai tây, các loại rau củ giàu tinh bột. Những loại thực phẩm như khoai tây, khoai lang... chứa lượng tinh bột cao. Tinh bột dư thừa khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose. Nếu không được hấp thụ hết, glucose sẽ chuyển hóa dần thành chất béo.Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học tính toán lượng carbohydrate trong 100g khoai tây là 16,5g. Khi tiêu thụ nhiều carbs, chúng sẽ được chuyển hóa thành triglyceride và làm tăng mỡ máu trong cơ thể. Rau muối chua. Nhiều người thích ăn rau muối chua bởi hương vị giòn ngon, dễ ăn. Tuy nhiên, rau muối chua dễ sinh nitrit, ảnh hưởng lớn đến mỡ máu và huyết áp.Khi huyết áp tăng cao, thành mạch máu sẽ bị tác động làm tổn thương nội mạch. Lâu ngày lòng mạch bị thu hẹp sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành huyết khối, tăng mỡ máu và đẩy nhanh quá trình tắc nghẽn mạch máu. Loại rau có lượng đường cao. Mọi người thường nghĩ, rau củ có hàm lượng đường thấp, ít béo và ít calo. Thực tế, một số loại rau củ như bí đỏ, củ cải đường... có hàm lượng đường tương đối cao. Ngoài ảnh hưởng của chế độ ăn không lành mạnh, những người dưới đây có thể bị mỡ máu cao nhiều hơn bình thường, cần hết sức thận trọng.Người có người thân trong gia đình mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu.Người có thói quen thức khuya, ít vận động, hút thuốc, uống rượu bia, tâm trạng thất thường.Người có thói quen ăn uống không lành mạnh. Thường xuyên ăn nhiều thịt ít rau, thích ăn đồ chiên rán, nướng và đồ ngọt.Người cao tuổi cũng dễ bị mỡ máu hơn so với các nhóm tuổi khác. Nguyên nhân bởi lão hóa khiến quá trình chuyển hóa lipid máu của cơ thể suy yếu.Để ngăn ngừa, chuyên gia khuyên nên tăng cường bổ sung thực phẩm có khả năng hạ mỡ máu. Duy trì chế độ ăn uống không điều độ, sinh hoạt thiếu khoa học dễ làm mất cân bằng âm dương, suy giảm khả năng co bóp túi mật, giảm tiết mật, kích thích axit dạ dày...Trong khi đó, quá trình chuyển hóa mỡ và cholesterol chủ yếu do mật đảm nhiệm. Mật kém sẽ dẫn đến chuyển hóa cholesterol, mỡ không ổn định, tăng nguy cơ vôi hóa thành mạch máu, tăng nồng độ mỡ máu...Ngoài ra, tập thể dục không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm cholesterol mà còn giúp tăng độ cứng của cơ, bắp và khớp. Không riêng người có mỡ máu cao, người trung niên cũng nên duy trì tập luyện 30-60 phút mỗi ngày. Không cần theo đuổi bài tập cường độ cao, vận động nhẹ nhàng khi đi bộ, đi bộ nhanh, Thái cực quyền cũng nhận về những lợi ích sức khỏe ấn tượng.
Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT)
Khi mỡ máu cao, LDL-cholesterol dư thừa sẽ bám vào thành động mạch ngày một nhiều, hình thành các mảng bám dày, thu hẹp lòng mạch và làm giảm lưu lượng máu đến tim, não, chân tay,... Ngoài ra, các mảng bám cũng có thể vỡ ra, hình thành cục máu đông, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, suy giảm chức năng gan... (Ảnh minh họa)
Để ngăn ngừa tình trạng mỡ máu cao, duy trì thói quen ăn uống lành mạnh có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, tránh ăn nhiều 3 thực phẩm tăng mỡ máu dưới đây.
Khoai tây, các loại rau củ giàu tinh bột. Những loại thực phẩm như khoai tây, khoai lang... chứa lượng tinh bột cao. Tinh bột dư thừa khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose. Nếu không được hấp thụ hết, glucose sẽ chuyển hóa dần thành chất béo.
Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học tính toán lượng carbohydrate trong 100g khoai tây là 16,5g. Khi tiêu thụ nhiều carbs, chúng sẽ được chuyển hóa thành triglyceride và làm tăng mỡ máu trong cơ thể.
Rau muối chua. Nhiều người thích ăn rau muối chua bởi hương vị giòn ngon, dễ ăn. Tuy nhiên, rau muối chua dễ sinh nitrit, ảnh hưởng lớn đến mỡ máu và huyết áp.
Khi huyết áp tăng cao, thành mạch máu sẽ bị tác động làm tổn thương nội mạch. Lâu ngày lòng mạch bị thu hẹp sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành huyết khối, tăng mỡ máu và đẩy nhanh quá trình tắc nghẽn mạch máu.
Loại rau có lượng đường cao. Mọi người thường nghĩ, rau củ có hàm lượng đường thấp, ít béo và ít calo. Thực tế, một số loại rau củ như bí đỏ, củ cải đường... có hàm lượng đường tương đối cao. Ngoài ảnh hưởng của chế độ ăn không lành mạnh, những người dưới đây có thể bị mỡ máu cao nhiều hơn bình thường, cần hết sức thận trọng.
Người có người thân trong gia đình mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu.
Người có thói quen thức khuya, ít vận động, hút thuốc, uống rượu bia, tâm trạng thất thường.
Người có thói quen ăn uống không lành mạnh. Thường xuyên ăn nhiều thịt ít rau, thích ăn đồ chiên rán, nướng và đồ ngọt.
Người cao tuổi cũng dễ bị mỡ máu hơn so với các nhóm tuổi khác. Nguyên nhân bởi lão hóa khiến quá trình chuyển hóa lipid máu của cơ thể suy yếu.
Để ngăn ngừa, chuyên gia khuyên nên tăng cường bổ sung thực phẩm có khả năng hạ mỡ máu. Duy trì chế độ ăn uống không điều độ, sinh hoạt thiếu khoa học dễ làm mất cân bằng âm dương, suy giảm khả năng co bóp túi mật, giảm tiết mật, kích thích axit dạ dày...
Trong khi đó, quá trình chuyển hóa mỡ và cholesterol chủ yếu do mật đảm nhiệm. Mật kém sẽ dẫn đến chuyển hóa cholesterol, mỡ không ổn định, tăng nguy cơ vôi hóa thành mạch máu, tăng nồng độ mỡ máu...
Ngoài ra, tập thể dục không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm cholesterol mà còn giúp tăng độ cứng của cơ, bắp và khớp. Không riêng người có mỡ máu cao, người trung niên cũng nên duy trì tập luyện 30-60 phút mỗi ngày. Không cần theo đuổi bài tập cường độ cao, vận động nhẹ nhàng khi đi bộ, đi bộ nhanh, Thái cực quyền cũng nhận về những lợi ích sức khỏe ấn tượng.