Rượu ngâm củ ấu tàu: Đây là loại rượu ngâm có nguy cơ gây ngộ độc rất cao, từng có nhiều ca bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu sau khi uống loại rượu này. Ảnh: Cây nhà lá vườn.Đơn cử như vụ ngộ độc rượu của 3 người ở Bắc Kạn ngày 23/3 vừa qua. Cả 3 nạn nhân đều nhập viện trong tình trạng mạch nhanh, huyết áp tụt, da tái nhợt, tê lưỡi, nôn, hoa mắt chóng mặt, đồng tử giãn... sau khi uống loại rượu ngâm này. Ảnh: Cây nhà lá vườn.Theo y học cổ truyền, củ ấu tàu có vị cay tê, tính rất nóng, rất độc, được dùng để chữa các chứng phong tê, chân tay nhức mỏi, tê bại, bán thân bất toại. Vì thế, chỉ nên dùng củ ấu tàu ngâm rượu xoa bóp. Nếu bạn uống loại rượu này nguy cơ ngộ độc rất cao, thậm chí dẫn tới tử vong. Ảnh: Cây nhà lá vườn.Rượu ngâm rễ cây rừng: Đây là loại rượu ngâm rất phổ biến thường gặp ở các tỉnh miền núi nước ta. Ảnh: NLĐTuy nhiên, từng có một số vụ ngộ độc chết người vì uống rượu ngâm rễ cây kiểu này. Gần đây nhất có thể kể đến vụ ngộ độc rượu xảy ra ở Đắc Lắc. Ảnh: Dân việt.Hai người đàn ông đều có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và lên cơn co giật sau khi uống rượu ngâm thảo dược là rễ cây rừng. Sau khi nhập viện 1 trong 2 người đã tử vong vì ngộ độc quá nặng. Ảnh: Dân việt.Rượu ngâm hoa anh túc: Nhiều người cho rằng uống rượu ngâm hoa anh túc rất tốt cho sức khỏe, nhưng thực tế loại rượu này có khả năng gây ngộ độc rất cao. Ảnh: Dân việt.Một bác sĩ của Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai từng cho biết, uống rượu ngâm hoa anh túc rất nguy hiểm. Một người nếu dùng liên tục loại rượu này rất dễ gây nghiện, nhưng nguy hiểm hơn sẽ vừa nghiện rượu vừa nghiện ma túy. Ảnh: Dân việt.Rượu ngâm động vật: Đây cũng là một loại rượu rất được các quý ông Việt yêu thích. Ảnh: CSTC.Theo quan niệm của Đông y, nếu ngâm rượu với một số loại động vật không đúng cách sẽ khiến nó trở thành loại đồ uống độc hại mang tính độc tố cao. Ảnh: CSTC.Thực tế, nếu ngâm các loại động vật sống không đúng bài bản thì rượu này chẳng qua là dung dịch thối, uống vào chưa thấy tác dụng đâu mà chỉ chuốc bệnh vào thân. Ảnh: CSTC.
Rượu ngâm củ ấu tàu: Đây là loại rượu ngâm có nguy cơ gây ngộ độc rất cao, từng có nhiều ca bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu sau khi uống loại rượu này. Ảnh: Cây nhà lá vườn.
Đơn cử như vụ ngộ độc rượu của 3 người ở Bắc Kạn ngày 23/3 vừa qua. Cả 3 nạn nhân đều nhập viện trong tình trạng mạch nhanh, huyết áp tụt, da tái nhợt, tê lưỡi, nôn, hoa mắt chóng mặt, đồng tử giãn... sau khi uống loại rượu ngâm này. Ảnh: Cây nhà lá vườn.
Theo y học cổ truyền, củ ấu tàu có vị cay tê, tính rất nóng, rất độc, được dùng để chữa các chứng phong tê, chân tay nhức mỏi, tê bại, bán thân bất toại. Vì thế, chỉ nên dùng củ ấu tàu ngâm rượu xoa bóp. Nếu bạn uống loại rượu này nguy cơ ngộ độc rất cao, thậm chí dẫn tới tử vong. Ảnh: Cây nhà lá vườn.
Rượu ngâm rễ cây rừng: Đây là loại rượu ngâm rất phổ biến thường gặp ở các tỉnh miền núi nước ta. Ảnh: NLĐ
Tuy nhiên, từng có một số vụ ngộ độc chết người vì uống rượu ngâm rễ cây kiểu này. Gần đây nhất có thể kể đến vụ ngộ độc rượu xảy ra ở Đắc Lắc. Ảnh: Dân việt.
Hai người đàn ông đều có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và lên cơn co giật sau khi uống rượu ngâm thảo dược là rễ cây rừng. Sau khi nhập viện 1 trong 2 người đã tử vong vì ngộ độc quá nặng. Ảnh: Dân việt.
Rượu ngâm hoa anh túc: Nhiều người cho rằng uống rượu ngâm hoa anh túc rất tốt cho sức khỏe, nhưng thực tế loại rượu này có khả năng gây ngộ độc rất cao. Ảnh: Dân việt.
Một bác sĩ của Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai từng cho biết, uống rượu ngâm hoa anh túc rất nguy hiểm. Một người nếu dùng liên tục loại rượu này rất dễ gây nghiện, nhưng nguy hiểm hơn sẽ vừa nghiện rượu vừa nghiện ma túy. Ảnh: Dân việt.
Rượu ngâm động vật: Đây cũng là một loại rượu rất được các quý ông Việt yêu thích. Ảnh: CSTC.
Theo quan niệm của Đông y, nếu ngâm rượu với một số loại động vật không đúng cách sẽ khiến nó trở thành loại đồ uống độc hại mang tính độc tố cao. Ảnh: CSTC.
Thực tế, nếu ngâm các loại động vật sống không đúng bài bản thì rượu này chẳng qua là dung dịch thối, uống vào chưa thấy tác dụng đâu mà chỉ chuốc bệnh vào thân. Ảnh: CSTC.