Khi mức độ stress của bạn đang cao ngất ngưởng, cơn thèm ăn vặt của bạn cũng tăng lên theo. Thực tế, có tới 61% đàn ông thừa nhận chuyển sang ăn đồ ăn vặt có vị mặn mỗi khi bị căng thẳng. Đối với phụ nữ, tỉ lệ này cao hơn vì phụ nữ ăn vặt nhiều hơn đàn ông. Lý do gì mỗi khi căng thẳng chúng ta lại thèm ăn mặn thay vì tìm đến những thanh kẹo ngọt hay đồ ăn có vị chua. Nghiên cứu trên động vật tại Đại học Florida gợi ý rằng việc ăn muối có thể làm giảm lượng hormone gây căng thẳng như cortisol được sản sinh ra khi bị stress về tâm lý. Hiệu quả tương tự cũng có khả năng sẽ xảy ra ở người. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn cần phải ăn nhiều muối. Lượng muối trong cơ thể chỉ cần tăng từ 1-2% là đã đủ để đè bẹp sự sản sinh của các hormone gây căng thẳng – tiến sĩ Eric Krause, người đứng đầu nghiên cứu nói trên cho biết. Do vậy, chỉ một túi snack khoai tây có vị mặn là đủ. Krause và các nhà nghiên cứu khác còn phát hiện ra nồng độ của oxytocin – một loại hormone khiến người ta cảm thấy vui vẻ thoải mái – cũng tăng lên khi lượng muối tăng lên. Kết quả nghiên cứu này khiến bạn từ nay trở đi mỗi khi bị stress liền kiếm ngay một túi đồ ăn có vị mặn, nhưng cần lưu ý rằng ngoài muối, các món snack mặn như khoai tây chiên còn chứa rất nhiều chất béo và calo. Sự lựa chọn thông minh để bạn vừa giảm căng thẳng vừa giữ được đường cong chữ S là ăn các loại hạt có vị mặn vì ngoài muối, thực phẩm này còn giàu chất béo tốt cho sức khỏe, có tác dụng làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đối với những món như dưa chuột, cà rốt hay cà chua, bạn cũng có thể chấm thêm một chút muối khi ăn sống. Theo chỉ dẫn về chế độ ăn uống từ năm 2015-2020 dành cho người Mỹ, tổng lượng muối tiêu thụ tối đa nên là 2.300mg/ngày. Nếu bị huyết áp cao thì cần giảm xuống, tối đa không quá 1.500mg/ngày.
Khi mức độ stress của bạn đang cao ngất ngưởng, cơn thèm ăn vặt của bạn cũng tăng lên theo. Thực tế, có tới 61% đàn ông thừa nhận chuyển sang ăn đồ ăn vặt có vị mặn mỗi khi bị căng thẳng. Đối với phụ nữ, tỉ lệ này cao hơn vì phụ nữ ăn vặt nhiều hơn đàn ông.
Lý do gì mỗi khi căng thẳng chúng ta lại thèm ăn mặn thay vì tìm đến những thanh kẹo ngọt hay đồ ăn có vị chua. Nghiên cứu trên động vật tại Đại học Florida gợi ý rằng việc ăn muối có thể làm giảm lượng hormone gây căng thẳng như cortisol được sản sinh ra khi bị stress về tâm lý. Hiệu quả tương tự cũng có khả năng sẽ xảy ra ở người.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn cần phải ăn nhiều muối. Lượng muối trong cơ thể chỉ cần tăng từ 1-2% là đã đủ để đè bẹp sự sản sinh của các hormone gây căng thẳng – tiến sĩ Eric Krause, người đứng đầu nghiên cứu nói trên cho biết. Do vậy, chỉ một túi snack khoai tây có vị mặn là đủ.
Krause và các nhà nghiên cứu khác còn phát hiện ra nồng độ của oxytocin – một loại hormone khiến người ta cảm thấy vui vẻ thoải mái – cũng tăng lên khi lượng muối tăng lên. Kết quả nghiên cứu này khiến bạn từ nay trở đi mỗi khi bị stress liền kiếm ngay một túi đồ ăn có vị mặn, nhưng cần lưu ý rằng ngoài muối, các món snack mặn như khoai tây chiên còn chứa rất nhiều chất béo và calo.
Sự lựa chọn thông minh để bạn vừa giảm căng thẳng vừa giữ được đường cong chữ S là ăn các loại hạt có vị mặn vì ngoài muối, thực phẩm này còn giàu chất béo tốt cho sức khỏe, có tác dụng làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đối với những món như dưa chuột, cà rốt hay cà chua, bạn cũng có thể chấm thêm một chút muối khi ăn sống.
Theo chỉ dẫn về chế độ ăn uống từ năm 2015-2020 dành cho người Mỹ, tổng lượng muối tiêu thụ tối đa nên là 2.300mg/ngày. Nếu bị huyết áp cao thì cần giảm xuống, tối đa không quá 1.500mg/ngày.