Tết Nguyên Đán đang đến gần kề. Khắp phố phường ta lại bắt gặp những ông đồ đang mài nghiên viết câu đối. Mùi thơm của mực tàu khiến lòng người xao xuyến, hoài cổ nhớ đến Tết những năm về trước. Không chỉ vậy, người xưa còn chế nhiều bài thuốc hay từ mực tàu mà ta không biết. Ảnh: Nguoihanoi.Mực tàu được làm từ muội than của nhựa hoặc gỗ cây thông bị đốt cháy rồi hòa với chất keo và hương liệu. Loại mực này được dùng làm thuốc với vị cay, tính bình, không độc, vào được các đường kinh tâm, can và thận. Để chữa bệnh, nên chọn loại mực để càng lâu càng tốt. Ảnh: Thuphapvietnam.Với những bệnh phải chữa từ bên trong, nếu uống thì lấy 1 - 3 thanh mực mài uống hoặc tán bột trộn với các vị thuốc khác để làm thuốc hoàn tán. Với các bệnh ngoài da, có thể mài với nước để bôi xoa. Ảnh: Thuphapvietnam.Chữa giời leo. Giời leo là bệnh mảng da sưng xung huyết, nóng đỏ và có nhiều nốt phỏng nước. Để chữa bệnh này, có thể dùng mực tàu để khoanh vào vùng mụn nước, ngăn vi khuẩn không thể tiến vào. Với những căn bệnh viêm da cũng có thể dùng cách này để chữa. Ảnh: bacsyvaynen.Trị nhọt. Dùng giấm để mài mực tàu sau đó bôi lên xung quanh vùng da bị tổn thương. Chính giữa dùng mật lợn đã lọc sạch sạn bôi vào. Ảnh: Trimuntrungca.Nôn ra máu. Dùng bột mực tàu 2 tiền hòa với nước của cây giao và uống. Ảnh: Healthplus.Chảy máu cam. Dùng nước mực tàu đặc pha loãng và nhỏ vào lỗ mũi sẽ ngăn được chảy máu cam. Ảnh: Healthplus.Băng huyết. Theo sách Cương mục, mực tàu có tác dụng lợi tiểu tiện, điều hoà kinh nguyệt, vì thế hãy dùng một thìa cà phê bột mực tàu pha với nước và uống. Ảnh: SKĐS.Kiết lỵ. Dùng mực tàu và vị thuốc can khương, mỗi thứ 2g hòa cùng dấm và vắt thành viên bằng hạt ngô để uống mỗi ngày vài lần. Mỗi lần 30 viên cùng nước cơm. Ảnh: Thuphapvietnam. (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).
Tết Nguyên Đán đang đến gần kề. Khắp phố phường ta lại bắt gặp những ông đồ đang mài nghiên viết câu đối. Mùi thơm của mực tàu khiến lòng người xao xuyến, hoài cổ nhớ đến Tết những năm về trước. Không chỉ vậy, người xưa còn chế nhiều bài thuốc hay từ mực tàu mà ta không biết. Ảnh: Nguoihanoi.
Mực tàu được làm từ muội than của nhựa hoặc gỗ cây thông bị đốt cháy rồi hòa với chất keo và hương liệu. Loại mực này được dùng làm thuốc với vị cay, tính bình, không độc, vào được các đường kinh tâm, can và thận. Để chữa bệnh, nên chọn loại mực để càng lâu càng tốt. Ảnh: Thuphapvietnam.
Với những bệnh phải chữa từ bên trong, nếu uống thì lấy 1 - 3 thanh mực mài uống hoặc tán bột trộn với các vị thuốc khác để làm thuốc hoàn tán. Với các bệnh ngoài da, có thể mài với nước để bôi xoa. Ảnh: Thuphapvietnam.
Chữa giời leo. Giời leo là bệnh mảng da sưng xung huyết, nóng đỏ và có nhiều nốt phỏng nước. Để chữa bệnh này, có thể dùng mực tàu để khoanh vào vùng mụn nước, ngăn vi khuẩn không thể tiến vào. Với những căn bệnh viêm da cũng có thể dùng cách này để chữa. Ảnh: bacsyvaynen.
Trị nhọt. Dùng giấm để mài mực tàu sau đó bôi lên xung quanh vùng da bị tổn thương. Chính giữa dùng mật lợn đã lọc sạch sạn bôi vào. Ảnh: Trimuntrungca.
Nôn ra máu. Dùng bột mực tàu 2 tiền hòa với nước của cây giao và uống. Ảnh: Healthplus.
Chảy máu cam. Dùng nước mực tàu đặc pha loãng và nhỏ vào lỗ mũi sẽ ngăn được chảy máu cam. Ảnh: Healthplus.
Băng huyết. Theo sách Cương mục, mực tàu có tác dụng lợi tiểu tiện, điều hoà kinh nguyệt, vì thế hãy dùng một thìa cà phê bột mực tàu pha với nước và uống. Ảnh: SKĐS.
Kiết lỵ. Dùng mực tàu và vị thuốc can khương, mỗi thứ 2g hòa cùng dấm và vắt thành viên bằng hạt ngô để uống mỗi ngày vài lần. Mỗi lần 30 viên cùng nước cơm. Ảnh: Thuphapvietnam. (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).