Rau cóc còn được gọi là cải đồng, cóc bồ, cúc dại và có tên khoa học là Grangea maderaspatana (L.) Poir.Trong Đông y, rau cóc là loại thảo dược có tên trong sách thuốc và sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Đặc biệt, người dân nước ta cũng thường xuyên chữa nhiễm trùng bằng rau cóc.Rau cóc có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm dịu và sát trùng, có thể dùng để chữa côn trùng cắn, các loại vi khuẩn và virus, giúp cơ thể phòng vệ hoặc tấn công các tác nhân gây nhiễm trùng.Họ thường lấy cây rau các tươi, rửa sạch, giã nát với chút muối trắng rồi đắp lên vết thương có nguy cơ nhiễm trùng 2 lần/ngày. Nhờ những chất có trong rau cóc, vết nhiễm trùng sẽ được chữa liền.Cách giảm đau, trị sưng phù do côn trùng cắn: Bạn chỉ cần dùng lá rau cóc hơ nóng chườm lên vết thương. Sau 1 - 2 lần vết thương sẽ được xoa dịu.Bên cạnh bài thuốc trên, rau cóc chữa các chứng trĩ, cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Người mắc bệnh trĩ có thể dùng rau cóc theo nhiều cách như nấu canh, ăn sống hoặc xay nhỏ để đắp trực tiếp làm dễ tiêu hóa, giảm trĩ.Đặc biệt rau cóc làm thuốc trị ho, giúp lấy lại tiếng và làm điều kinh trở lại đối với sản phụ, nhất là sự trễ kinh kèm theo chứng đau bụng và đau chân.Tại Ấn Độ, người dân cũng dùng lá sắc trong trường hợp kinh nguyệt bế tắc và bệnh vàng da.
Rau cóc còn được gọi là cải đồng, cóc bồ, cúc dại và có tên khoa học là Grangea maderaspatana (L.) Poir.
Trong Đông y, rau cóc là loại thảo dược có tên trong sách thuốc và sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Đặc biệt, người dân nước ta cũng thường xuyên chữa nhiễm trùng bằng rau cóc.
Rau cóc có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm dịu và sát trùng, có thể dùng để chữa côn trùng cắn, các loại vi khuẩn và virus, giúp cơ thể phòng vệ hoặc tấn công các tác nhân gây nhiễm trùng.
Họ thường lấy cây rau các tươi, rửa sạch, giã nát với chút muối trắng rồi đắp lên vết thương có nguy cơ nhiễm trùng 2 lần/ngày. Nhờ những chất có trong rau cóc, vết nhiễm trùng sẽ được chữa liền.
Cách giảm đau, trị sưng phù do côn trùng cắn: Bạn chỉ cần dùng lá rau cóc hơ nóng chườm lên vết thương. Sau 1 - 2 lần vết thương sẽ được xoa dịu.
Bên cạnh bài thuốc trên, rau cóc chữa các chứng trĩ, cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Người mắc bệnh trĩ có thể dùng rau cóc theo nhiều cách như nấu canh, ăn sống hoặc xay nhỏ để đắp trực tiếp làm dễ tiêu hóa, giảm trĩ.
Đặc biệt rau cóc làm thuốc trị ho, giúp lấy lại tiếng và làm điều kinh trở lại đối với sản phụ, nhất là sự trễ kinh kèm theo chứng đau bụng và đau chân.
Tại Ấn Độ, người dân cũng dùng lá sắc trong trường hợp kinh nguyệt bế tắc và bệnh vàng da.