Ở Nhật Bản, các em nhỏ ngay từ bậc học mẫu giáo đã được dạy cách ứng phó với hỏa hoạn, sóng thần và động đất. Các kỹ năng này sẽ được dạy từ cấp học mẫu giáo cho đến tận cấp 3. Ảnh: Vntinnhanh.Không chỉ trên sách vở, thỉnh thoảng, các em cũng được tham gia những buổi diễn tập hỏa hoạn không báo trước. Chuông báo cháy sẽ vang lên ngay giữa tiết học và các em sẽ phải vận dụng những kỹ năng mình đã học vào thực tế. Ảnh: Vntinnhanh.Bất cứ trẻ em Nhật Bản nào cũng biết bịt mũi bằng khăn ướt, cúi thấp người và đi sát tường trong trường hợp trường học bị cháy. Các em cũng được học cách dùng bàn ghế đập vỡ cửa kính để trèo ra ngoài. Nói chung, các em nhỏ đều được dạy cách tự thoát thân trong trường hợp nguy hiểm mà không cần phải trông chờ vào sự giúp đỡ của bất cứ ai. Ảnh: Tokyodaily.Thậm chí, những trẻ em cấp 1 còn được dạy cách sử dụng bình cứu hỏa, trong trường hợp chưa có người đến ứng cứu, các em có thể tự tìm đường ra bằng cách sử dụng những bình cứu hỏa này. Các chương trình dạy luôn được lồng ghép với hoạt động diễn tập và thực hành, đảm bảo kỹ năng của các bé được mài dũa ở môi trường thật chứ không chỉ nằm trên trang giấy. Ảnh: Japanese Foundation.Trẻ em Nhật còn được dạy cách giữ bình tĩnh, tỉnh táo khi xảy ra các thảm họa thiên nhiên. Sự thật đã ghi nhận sau khi những thảm họa tự nhiên xảy ra ở Nhật, các em bé bước giữa đống đổ nát mà không hề khóc lóc hay tỏ ra sợ hãi để tìm đường về nhà. Ảnh: Ashahi.Các bé được dạy cách tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của người lớn trong những tình huống xấu như hỏa hoạn, động đất. Trong trường hợp không có người lớn, các em vẫn phải tuân thủ trật tự và thoát ra theo quy trình được học từ trước, không khóc lóc, không chen lấn. Ảnh: Mamitan.Người Nhật không sợ khi phải nhắc đến các thảm họa, họ cũng không có quan niệm sợ "gở miệng" như những quốc gia khác. Các kịch bản thiên tai ở Nhật còn khắc nghiệt hơn nhiều so với ngoài đời thật để không những người lớn mà ngay cả các em nhỏ cũng có thể đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ảnh: Tokyodaily.
Ở Nhật Bản, các em nhỏ ngay từ bậc học mẫu giáo đã được dạy cách ứng phó với hỏa hoạn, sóng thần và động đất. Các kỹ năng này sẽ được dạy từ cấp học mẫu giáo cho đến tận cấp 3. Ảnh: Vntinnhanh.
Không chỉ trên sách vở, thỉnh thoảng, các em cũng được tham gia những buổi diễn tập hỏa hoạn không báo trước. Chuông báo cháy sẽ vang lên ngay giữa tiết học và các em sẽ phải vận dụng những kỹ năng mình đã học vào thực tế. Ảnh: Vntinnhanh.
Bất cứ trẻ em Nhật Bản nào cũng biết bịt mũi bằng khăn ướt, cúi thấp người và đi sát tường trong trường hợp trường học bị cháy. Các em cũng được học cách dùng bàn ghế đập vỡ cửa kính để trèo ra ngoài. Nói chung, các em nhỏ đều được dạy cách tự thoát thân trong trường hợp nguy hiểm mà không cần phải trông chờ vào sự giúp đỡ của bất cứ ai. Ảnh: Tokyodaily.
Thậm chí, những trẻ em cấp 1 còn được dạy cách sử dụng bình cứu hỏa, trong trường hợp chưa có người đến ứng cứu, các em có thể tự tìm đường ra bằng cách sử dụng những bình cứu hỏa này. Các chương trình dạy luôn được lồng ghép với hoạt động diễn tập và thực hành, đảm bảo kỹ năng của các bé được mài dũa ở môi trường thật chứ không chỉ nằm trên trang giấy. Ảnh: Japanese Foundation.
Trẻ em Nhật còn được dạy cách giữ bình tĩnh, tỉnh táo khi xảy ra các thảm họa thiên nhiên. Sự thật đã ghi nhận sau khi những thảm họa tự nhiên xảy ra ở Nhật, các em bé bước giữa đống đổ nát mà không hề khóc lóc hay tỏ ra sợ hãi để tìm đường về nhà. Ảnh: Ashahi.
Các bé được dạy cách tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của người lớn trong những tình huống xấu như hỏa hoạn, động đất. Trong trường hợp không có người lớn, các em vẫn phải tuân thủ trật tự và thoát ra theo quy trình được học từ trước, không khóc lóc, không chen lấn. Ảnh: Mamitan.
Người Nhật không sợ khi phải nhắc đến các thảm họa, họ cũng không có quan niệm sợ "gở miệng" như những quốc gia khác. Các kịch bản thiên tai ở Nhật còn khắc nghiệt hơn nhiều so với ngoài đời thật để không những người lớn mà ngay cả các em nhỏ cũng có thể đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ảnh: Tokyodaily.