Theo các nhà khoa học, công việc của thận là xử lý lượng nước đưa vào. Chính vì vậy, nó được ví như một “máy lọc” của cơ thể.Một trong những chức năng của thận là duy trì sự cân bằng nước và điện giải. Đường tiết niệu là con đường chính bài tiết lượng nước dư thừa.Khi cơ thể được cung cấp quá nhiều nước, chúng sẽ làm loãng chất điện giải, cơ thể bị mệt mỏi, thận làm việc quá tải, thậm chí hoạt động của não bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng.Trong khi đó, uống ít nước ảnh hưởng đến khả năng lọc, đào thải độc tố và cặn bã ra bên ngoài. Cụ thể, uống ít nước sẽ khiến cho tình trạng nhiễm độc tố của cơ thể nặng nề hơn. Nếu kéo dài sẽ hình thành các viên sỏi trong thận, gây bệnh sỏi thận.Từ phân tích trên, có thể khẳng định rằng không nên uống nhiều nước, cũng không nên uống ít nước. Theo khuyến nghị của chuyên gia, trường hợp thận hoạt động bình thường, cơ thể con người cần tiếp nhận ít nhất 2000ml nước mỗi ngày.Lượng nước trên bao gồm hai phần, lấy từ thực phẩm và nước uống trực tiếp. Dựa trên “Chế độ ăn cân bằng cho người Trung Quốc” (2016), người trưởng thành hoạt động thể chất nhẹ nhàng, trong vùng khí hậu ôn hòa nên uống 1500-1700ml (khoảng 5-7 cốc) nước mỗi ngày.Lượng nước này cần được điều chỉnh sao cho thích hợp với nhiệt độ cũng như hoạt động thể chất nặng nhẹ mỗi ngày. Bên cạnh đó bác sĩ cũng nhấn mạnh cách uống nước không hại thận dưới đây.Không đợi đến khi khát mới uống. Có cảm giác khát đồng nghĩa với việc cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước. Do vậy, bạn nên chủ động uống dù không khát. Mỗi ngày nên dùng 7-8 cốc, phân bổ đều trong 3 khoảng thời gian sáng, trưa, chiều.Trung bình cứ 1-2 tiếng bạn có thể uống 1 ly. Tuy nhiên, ban đêm không nên uống quá nhiều bởi nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.Uống nước đun sôi để nguội. Nước đun sôi và trà nhạt nên được xem là nguồn cung cấp nước chính. Các loại trà sữa, nước hoa quả, rượu bia, nước có ga cũng là nước song chúng lại chứa lượng lớn đường, cồn làm tăng nguy cơ béo phì, đường huyết, mỡ máu cao, cao huyết áp...Chú ý bổ sung nước vào buổi sáng. Sau một đêm, nếu không bổ sung nước kịp thời cơ thể rất dễ mất nước.Bên cạnh đó, bổ sung nước sau khi thức dậy buổi sáng có thể ngăn chặn tình trạng cô đặc máu, tránh nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.Uống nước ấm, hạn chế uống nước lạnh. Nên uống nước ấm thay vì uống nước đá lạnh. Điều này sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể và tăng nhu động ruột. Bên cạnh đó, uống nước ấm còn giúp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ bị mắc một số bệnh đường hô hấp, tiêu biểu như viêm họng. Ảnh minh họa: Internet.
Theo các nhà khoa học, công việc của thận là xử lý lượng nước đưa vào. Chính vì vậy, nó được ví như một “máy lọc” của cơ thể.
Một trong những chức năng của thận là duy trì sự cân bằng nước và điện giải. Đường tiết niệu là con đường chính bài tiết lượng nước dư thừa.
Khi cơ thể được cung cấp quá nhiều nước, chúng sẽ làm loãng chất điện giải, cơ thể bị mệt mỏi, thận làm việc quá tải, thậm chí hoạt động của não bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, uống ít nước ảnh hưởng đến khả năng lọc, đào thải độc tố và cặn bã ra bên ngoài. Cụ thể, uống ít nước sẽ khiến cho tình trạng nhiễm độc tố của cơ thể nặng nề hơn. Nếu kéo dài sẽ hình thành các viên sỏi trong thận, gây bệnh sỏi thận.
Từ phân tích trên, có thể khẳng định rằng không nên uống nhiều nước, cũng không nên uống ít nước. Theo khuyến nghị của chuyên gia, trường hợp thận hoạt động bình thường, cơ thể con người cần tiếp nhận ít nhất 2000ml nước mỗi ngày.
Lượng nước trên bao gồm hai phần, lấy từ thực phẩm và nước uống trực tiếp. Dựa trên “Chế độ ăn cân bằng cho người Trung Quốc” (2016), người trưởng thành hoạt động thể chất nhẹ nhàng, trong vùng khí hậu ôn hòa nên uống 1500-1700ml (khoảng 5-7 cốc) nước mỗi ngày.
Lượng nước này cần được điều chỉnh sao cho thích hợp với nhiệt độ cũng như hoạt động thể chất nặng nhẹ mỗi ngày. Bên cạnh đó bác sĩ cũng nhấn mạnh cách uống nước không hại thận dưới đây.
Không đợi đến khi khát mới uống. Có cảm giác khát đồng nghĩa với việc cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước. Do vậy, bạn nên chủ động uống dù không khát. Mỗi ngày nên dùng 7-8 cốc, phân bổ đều trong 3 khoảng thời gian sáng, trưa, chiều.
Trung bình cứ 1-2 tiếng bạn có thể uống 1 ly. Tuy nhiên, ban đêm không nên uống quá nhiều bởi nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Uống nước đun sôi để nguội. Nước đun sôi và trà nhạt nên được xem là nguồn cung cấp nước chính. Các loại trà sữa, nước hoa quả, rượu bia, nước có ga cũng là nước song chúng lại chứa lượng lớn đường, cồn làm tăng nguy cơ béo phì, đường huyết, mỡ máu cao, cao huyết áp...
Chú ý bổ sung nước vào buổi sáng. Sau một đêm, nếu không bổ sung nước kịp thời cơ thể rất dễ mất nước.
Bên cạnh đó, bổ sung nước sau khi thức dậy buổi sáng có thể ngăn chặn tình trạng cô đặc máu, tránh nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
Uống nước ấm, hạn chế uống nước lạnh. Nên uống nước ấm thay vì uống nước đá lạnh. Điều này sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể và tăng nhu động ruột. Bên cạnh đó, uống nước ấm còn giúp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ bị mắc một số bệnh đường hô hấp, tiêu biểu như viêm họng. Ảnh minh họa: Internet.