Hầu hết các bác sĩ đều phải mặc áo blouse trắng hoặc xanh trong khi phẫu thuật, nhưng một số người khác lại phải mặc một bộ quần áo nặng như chì và đưa tính mạng của mình vào vòng nguy hiểm khi tiếp xúc với bức xạ để chữa trị cho bệnh nhân.Bộ quần áo nặng như chì này đúng là làm bằng chì, nặng khoảng 15kg, gồm có mũ bằng chì, kính, cổ áo, găng tay, tạp dề và thậm chí là cả đồ lót. Nhưng để dễ thao tác hơn trong quá trình phẫu thuật, phần đầu, mặt, bắp chân và cánh tay vẫn hoàn toàn không được bảo vệ trước tác hại của bức xạ. Liu Ya, một bác sĩ 38 tuổi làm việc tại Khoa Hình ảnh – Bệnh viện ung thư Trùng Khánh, Trung Quốc là một trong những người như thế. Cô phải có sự giúp đỡ của đồng nghiệp mới mặc được bộ quần áo bằng chì lên người rồi mới mặc áo blouse ra ngoài. Bộ quần áo nặng nề khiến cô không thể di chuyển nhanh được. Liu Ya cho biết sau mỗi ca phẫu thuật cô rất mệt vì bộ quần áo nặng nề nhưng chỉ có thể cởi ra khoảng 10 phút là lại phải mặc vào để chuẩn bị cho ca phẫu thuật khác. Quần áo bằng chì là đồ bảo hộ cần thiết trong những ca phẫu thuật can thiệp bằng tia X. Đây là loại phẫu thuật xâm lấn tối thiểu nhờ kỹ thuật Rơn-ghen và đòi hỏi các bác sĩ phải tiếp xúc với bức xạ. Thời gian phẫu thuật kiểu này thường kéo dài từ 1-3 giờ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mạch máu của bệnh nhân. Trong khoảng thời gian này bác sĩ cần liên tục dùng tia X để kiểm tra nên cần mặc đồ bảo hộ bằng chì.Trong quá trình phẫu thuật, những bộ phận được bảo hộ sẽ phải chịu một lượng bức xạ tương đương với 2-3 lần chụp X-quang vùng ngực. Còn những phần không có đồ bảo hộ che phủ sẽ phải chịu một lượng bức xạ tương đương với 100 lần chụp. Mỗi năm tại bệnh viện ung thư Trùng Khánh có khoảng 400 ca phẫu thuật can thiệp điều trị ung thư và lại chỉ có 3 bác sĩ. Rất nhiều bác sĩ phẫu thuật can thiệp lâu năm chỉ có khoảng 3.000 – 4.000 tế bào bạch cầu, trong khi chỉ số này ở người bình thường là từ 4.000 – 10.000. Do vậy, những bác sĩ này có khả năng kháng virus và kháng viêm kém hơn những người bình thường. Những bác sĩ này phải đeo thiết bị đo bức xạ và cứ 3 tháng phải nộp kết quả một lần về Trung tâm kiểm soát bệnh tật để bảo đảm lượng bức xạ không vượt quá định mức cho phép. Họ cũng cần phải kiểm tra sức khỏe 2 năm/lần. Nếu lượng bạch cầu thấp hơn mức an toàn thì họ buộc phải từ bỏ công việc đang làm để đảm bảo sức khỏe.
Hầu hết các bác sĩ đều phải mặc áo blouse trắng hoặc xanh trong khi phẫu thuật, nhưng một số người khác lại phải mặc một bộ quần áo nặng như chì và đưa tính mạng của mình vào vòng nguy hiểm khi tiếp xúc với bức xạ để chữa trị cho bệnh nhân.
Bộ quần áo nặng như chì này đúng là làm bằng chì, nặng khoảng 15kg, gồm có mũ bằng chì, kính, cổ áo, găng tay, tạp dề và thậm chí là cả đồ lót. Nhưng để dễ thao tác hơn trong quá trình phẫu thuật, phần đầu, mặt, bắp chân và cánh tay vẫn hoàn toàn không được bảo vệ trước tác hại của bức xạ.
Liu Ya, một bác sĩ 38 tuổi làm việc tại Khoa Hình ảnh – Bệnh viện ung thư Trùng Khánh, Trung Quốc là một trong những người như thế. Cô phải có sự giúp đỡ của đồng nghiệp mới mặc được bộ quần áo bằng chì lên người rồi mới mặc áo blouse ra ngoài. Bộ quần áo nặng nề khiến cô không thể di chuyển nhanh được.
Liu Ya cho biết sau mỗi ca phẫu thuật cô rất mệt vì bộ quần áo nặng nề nhưng chỉ có thể cởi ra khoảng 10 phút là lại phải mặc vào để chuẩn bị cho ca phẫu thuật khác.
Quần áo bằng chì là đồ bảo hộ cần thiết trong những ca phẫu thuật can thiệp bằng tia X. Đây là loại phẫu thuật xâm lấn tối thiểu nhờ kỹ thuật Rơn-ghen và đòi hỏi các bác sĩ phải tiếp xúc với bức xạ.
Thời gian phẫu thuật kiểu này thường kéo dài từ 1-3 giờ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mạch máu của bệnh nhân. Trong khoảng thời gian này bác sĩ cần liên tục dùng tia X để kiểm tra nên cần mặc đồ bảo hộ bằng chì.
Trong quá trình phẫu thuật, những bộ phận được bảo hộ sẽ phải chịu một lượng bức xạ tương đương với 2-3 lần chụp X-quang vùng ngực. Còn những phần không có đồ bảo hộ che phủ sẽ phải chịu một lượng bức xạ tương đương với 100 lần chụp.
Mỗi năm tại bệnh viện ung thư Trùng Khánh có khoảng 400 ca phẫu thuật can thiệp điều trị ung thư và lại chỉ có 3 bác sĩ. Rất nhiều bác sĩ phẫu thuật can thiệp lâu năm chỉ có khoảng 3.000 – 4.000 tế bào bạch cầu, trong khi chỉ số này ở người bình thường là từ 4.000 – 10.000. Do vậy, những bác sĩ này có khả năng kháng virus và kháng viêm kém hơn những người bình thường.
Những bác sĩ này phải đeo thiết bị đo bức xạ và cứ 3 tháng phải nộp kết quả một lần về Trung tâm kiểm soát bệnh tật để bảo đảm lượng bức xạ không vượt quá định mức cho phép. Họ cũng cần phải kiểm tra sức khỏe 2 năm/lần. Nếu lượng bạch cầu thấp hơn mức an toàn thì họ buộc phải từ bỏ công việc đang làm để đảm bảo sức khỏe.