Đối với những trẻ sơ sinh có mẹ bị trầm cảm sau sinh, sự kết nối giữa mẹ và con là điều khó có thể thực hiện được. Họ thường không chơi với con, giao tiếp bằng mắt hoặc nói chuyện với con một cách dịu dàng như những bà mẹ bình thường. Do vậy, trẻ sơ sinh có thể sợ hãi và lo lắng, lảng tránh người khác hay thậm chí là không phản ứng với người khác nữa. Nghiên cứu còn cho thấy trẻ trong giai đoạn bú mẹ nhưng mẹ bị trầm cảm còn lên cân chậm hơn những trẻ bình thường. Khi trẻ ở độ tuổi tập đi và mầm non, não của trẻ được định hình bởi tương tác giữa trẻ với những người xung quanh. Vì vậy, chăm sóc trẻ ở giai đoạn này cần nhiều nghị lực và sự khéo léo. Nhưng những bà mẹ bị trầm cảm thường cảm thấy kiệt sức, dễ cáu kỉnh và hay nản lòng dẫn đến trẻ cũng gặp khó khăn với việc kiểm soát tâm trạng, giải quyết các nhu cầu và học hỏi khả năng giải quyết vấn đề. Những trẻ đang tập nói còn chậm phát triển khả năng ngôn ngữ.Ở độ tuổi đi học, trẻ thường bị buộc phải trở thành một người lớn tí hon, phải làm những việc như chăm sóc em nhỏ, chuẩn bị bữa ăn…nếu có mẹ bị trầm cảm. Điều này nhìn bề ngoài có vẻ trẻ đang trưởng thành nhưng thực sự bên trong trẻ trở nên cực kỳ yếu đuối. Lúc này trẻ có thể sa sút học hành vì không có ai khuyến khích, hối thúc trong học tập. Những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh còn rất hay phê phán khiến trẻ suy nghĩ tiêu cực với bản thân, gặp rắc rối về hành vi ở trường vì thiếu tính kỷ luật. Trẻ em hay người lớn bị trầm cảm thường có những dấu hiệu sau: buồn bã kéo dài từ 2 tuần trở lên, thường xuyên và dễ dàng rơi nước mắt, thay đổi thói quen ăn uống và ngủ nghỉ, mất năng lượng, không thích làm những việc mình yêu thích, né tránh xã hội, hay cáu gắt, lo lắng, có ý định tự tử. Những dấu hiệu khác ở trẻ có thể thấy là thường xuyên đau đầu hoặc đau dạ dày, hờ hững buồn bã, hay phê phán bản thân, cực kỳ nhạy cảm khi bị từ chối hoặc thất bại, thỉnh thoảng nói về chuyện bỏ nhà đi. Những bà mẹ trầm cảm sau sinh vẫn có thể là những bà mẹ tốt nếu nhận được sự giúp đỡ phù hợp từ những người xung quanh. Các loại thuốc chống trầm cảm hoặc trị liệu trầm cảm ngày nay khá phổ biến. Hãy đi khám bác sĩ để biết loại nào phù hợp nhất. Trong hoàn cảnh bị trầm cảm sau sinh, người mà các bà mẹ có thể nương tựa vào nhiều nhất là các ông bố vì khi có sự chăm sóc của bố, nguy cơ rối loạn hành vi của trẻ bị giảm xuống rõ rệt. Ngoài ra, việc thuê người phụ giúp trông em bé hay làm việc nhà là điều rất quan trọng. Trẻ em thường bị bỏ ngoài bất kỳ cuộc bàn luận nào liên quan đến trầm cảm sau sinh và buộc phải vượt qua tất cả những sự chia rẽ do chứng trầm cảm gây ra. Vì vậy, cần làm trẻ hiểu được trẻ không phải là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm của người mẹ bằng cách trao đổi thẳng thắn với con.
Đối với những trẻ sơ sinh có mẹ bị trầm cảm sau sinh, sự kết nối giữa mẹ và con là điều khó có thể thực hiện được. Họ thường không chơi với con, giao tiếp bằng mắt hoặc nói chuyện với con một cách dịu dàng như những bà mẹ bình thường. Do vậy, trẻ sơ sinh có thể sợ hãi và lo lắng, lảng tránh người khác hay thậm chí là không phản ứng với người khác nữa. Nghiên cứu còn cho thấy trẻ trong giai đoạn bú mẹ nhưng mẹ bị trầm cảm còn lên cân chậm hơn những trẻ bình thường.
Khi trẻ ở độ tuổi tập đi và mầm non, não của trẻ được định hình bởi tương tác giữa trẻ với những người xung quanh. Vì vậy, chăm sóc trẻ ở giai đoạn này cần nhiều nghị lực và sự khéo léo. Nhưng những bà mẹ bị trầm cảm thường cảm thấy kiệt sức, dễ cáu kỉnh và hay nản lòng dẫn đến trẻ cũng gặp khó khăn với việc kiểm soát tâm trạng, giải quyết các nhu cầu và học hỏi khả năng giải quyết vấn đề. Những trẻ đang tập nói còn chậm phát triển khả năng ngôn ngữ.
Ở độ tuổi đi học, trẻ thường bị buộc phải trở thành một người lớn tí hon, phải làm những việc như chăm sóc em nhỏ, chuẩn bị bữa ăn…nếu có mẹ bị trầm cảm. Điều này nhìn bề ngoài có vẻ trẻ đang trưởng thành nhưng thực sự bên trong trẻ trở nên cực kỳ yếu đuối. Lúc này trẻ có thể sa sút học hành vì không có ai khuyến khích, hối thúc trong học tập. Những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh còn rất hay phê phán khiến trẻ suy nghĩ tiêu cực với bản thân, gặp rắc rối về hành vi ở trường vì thiếu tính kỷ luật.
Trẻ em hay người lớn bị trầm cảm thường có những dấu hiệu sau: buồn bã kéo dài từ 2 tuần trở lên, thường xuyên và dễ dàng rơi nước mắt, thay đổi thói quen ăn uống và ngủ nghỉ, mất năng lượng, không thích làm những việc mình yêu thích, né tránh xã hội, hay cáu gắt, lo lắng, có ý định tự tử. Những dấu hiệu khác ở trẻ có thể thấy là thường xuyên đau đầu hoặc đau dạ dày, hờ hững buồn bã, hay phê phán bản thân, cực kỳ nhạy cảm khi bị từ chối hoặc thất bại, thỉnh thoảng nói về chuyện bỏ nhà đi.
Những bà mẹ trầm cảm sau sinh vẫn có thể là những bà mẹ tốt nếu nhận được sự giúp đỡ phù hợp từ những người xung quanh. Các loại thuốc chống trầm cảm hoặc trị liệu trầm cảm ngày nay khá phổ biến. Hãy đi khám bác sĩ để biết loại nào phù hợp nhất.
Trong hoàn cảnh bị trầm cảm sau sinh, người mà các bà mẹ có thể nương tựa vào nhiều nhất là các ông bố vì khi có sự chăm sóc của bố, nguy cơ rối loạn hành vi của trẻ bị giảm xuống rõ rệt. Ngoài ra, việc thuê người phụ giúp trông em bé hay làm việc nhà là điều rất quan trọng.
Trẻ em thường bị bỏ ngoài bất kỳ cuộc bàn luận nào liên quan đến trầm cảm sau sinh và buộc phải vượt qua tất cả những sự chia rẽ do chứng trầm cảm gây ra. Vì vậy, cần làm trẻ hiểu được trẻ không phải là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm của người mẹ bằng cách trao đổi thẳng thắn với con.