Nhiều người có sở thích thưởng thức món ăn khi còn nóng hổi. Với họ, thức ăn để nguội trở nên kém hấp dẫn, hao hụt chất dinh dưỡng. Vậy nhưng, chuyên gia sức khỏe cho rằng thói quen ăn uống này không có lợi.Dễ gây tăng cân. Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy đồ ăn nóng có thể kích thích sự thèm ăn của người dùng. Cụ thể, nhiệt độ cao có thể gây bỏng, khiến lưỡi cảm giác đau nhẹ. Một khi não nhận được tín hiệu đau, nó sẽ tiết ra lượng endorphin để làm dịu. Được biết, tác dụng giảm đau của endorphin rất mạnh, gấp 10 lần morphin.Endorphin không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn mang lại cảm giác sảng khoái cho cơ thể. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy thức ăn ngon miệng hơn mà ăn nhiều hơn, khiến cơ thể tăng cân.Một cuộc khảo sát khác cũng khẳng định kết luận trên. Ở đó, người ta theo dõi tỷ lệ béo phì của người Trung Quốc và Nhật Bản. Kết quả cho thấy, người Trung Quốc có tỷ lệ béo phì gần gấp đôi người Nhật dù có sở thích ăn uống khá tương đồng.Lý giải về sự khác biệt, nhóm nghiên cứu cho rằng có thể sở thích ăn cơm nóng là nguyên nhân. Trong khi người Trung thích ăn nóng thì người Nhật lại thích cơm nguội, điển hình là cơm trong món sushi.Nghiên cứu chỉ ra, cơm được nấu ở nhiệt độ cao rồi làm nguội sẽ sản sinh ra tinh bột đề kháng. Đây là loại tinh bột khó tiêu hóa và hấp thu. Hầu hết nó sẽ đi vào ruột già rồi đào thải ra ngoài. Bằng cách này, cùng một lượng gạo song nhiệt độ nóng lạnh khác nhau khiến lượng calo nạp vào cơ thể cũng khác nhau. Tinh bột đề kháng còn có thể làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn.Ăn món nóng hổi dễ tổn thương niêm mạc, gây ung thư thực quản. Các màng nhầy trong cơ thể thường rất mỏng manh, có thể chịu được mức nhiệt nhất định. Theo chuyên gia, nhiệt độ từ 35-40°C là thích hợp nhất. Nhiệt độ từ 40-65°C gây khó khăn, mức nhiệt trên 65°C có thể gây tổn thương khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày.Thi thoảng ăn nóng sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng do cơ thể có khả năng tự sửa chữa. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể khiến niêm mạc bị tổn thương không thể hồi phục. Từ đó, cơ thể dễ đối diện với viêm họng mãn tính, trào ngược thực quản, viêm loét thực quản, bào mòn dạ dày, thậm chí là ung thư thực quản.Lý do ăn món nóng hổi gây hậu quả nghiêm trọng là thức ăn phải mất khoảng 9 giây để đi từ miệng vào thực quản, qua cổ họng rồi vào dạ dày. Nếu thức ăn quá nóng, bạn sẽ bị bỏng từ miệng xuống dạ dày, gây tổn thương tế bào niêm mạc.Chính vì vậy, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp đồ uống nóng trên 65°C là "chất gây ung thư loại 2A" , điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc ăn đồ nóng. Thực tế, số người Trung Quốc tử vong do ung thư thực quản chiếm tới 2% tỷ lệ tử vong toàn cầu. Con số này cao gấp 3 lần so với các nước người dân không có sở thích ăn nóng.Tại Mỹ, mỗi năm ghi nhận khoảng 20.000 người chết vì ung thư thực quản. Đáng lưu ý, người Mỹ cũng có niềm yêu thích đặc biệt với bánh mì kẹp thịt nóng hổi. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. Nguồn: VTV24
Nhiều người có sở thích thưởng thức món ăn khi còn nóng hổi. Với họ, thức ăn để nguội trở nên kém hấp dẫn, hao hụt chất dinh dưỡng. Vậy nhưng, chuyên gia sức khỏe cho rằng thói quen ăn uống này không có lợi.
Dễ gây tăng cân. Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy đồ ăn nóng có thể kích thích sự thèm ăn của người dùng. Cụ thể, nhiệt độ cao có thể gây bỏng, khiến lưỡi cảm giác đau nhẹ. Một khi não nhận được tín hiệu đau, nó sẽ tiết ra lượng endorphin để làm dịu. Được biết, tác dụng giảm đau của endorphin rất mạnh, gấp 10 lần morphin.
Endorphin không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn mang lại cảm giác sảng khoái cho cơ thể. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy thức ăn ngon miệng hơn mà ăn nhiều hơn, khiến cơ thể tăng cân.
Một cuộc khảo sát khác cũng khẳng định kết luận trên. Ở đó, người ta theo dõi tỷ lệ béo phì của người Trung Quốc và Nhật Bản. Kết quả cho thấy, người Trung Quốc có tỷ lệ béo phì gần gấp đôi người Nhật dù có sở thích ăn uống khá tương đồng.
Lý giải về sự khác biệt, nhóm nghiên cứu cho rằng có thể sở thích ăn cơm nóng là nguyên nhân. Trong khi người Trung thích ăn nóng thì người Nhật lại thích cơm nguội, điển hình là cơm trong món sushi.
Nghiên cứu chỉ ra, cơm được nấu ở nhiệt độ cao rồi làm nguội sẽ sản sinh ra tinh bột đề kháng. Đây là loại tinh bột khó tiêu hóa và hấp thu. Hầu hết nó sẽ đi vào ruột già rồi đào thải ra ngoài. Bằng cách này, cùng một lượng gạo song nhiệt độ nóng lạnh khác nhau khiến lượng calo nạp vào cơ thể cũng khác nhau. Tinh bột đề kháng còn có thể làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn.
Ăn món nóng hổi dễ tổn thương niêm mạc, gây ung thư thực quản. Các màng nhầy trong cơ thể thường rất mỏng manh, có thể chịu được mức nhiệt nhất định. Theo chuyên gia, nhiệt độ từ 35-40°C là thích hợp nhất. Nhiệt độ từ 40-65°C gây khó khăn, mức nhiệt trên 65°C có thể gây tổn thương khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày.
Thi thoảng ăn nóng sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng do cơ thể có khả năng tự sửa chữa. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể khiến niêm mạc bị tổn thương không thể hồi phục. Từ đó, cơ thể dễ đối diện với viêm họng mãn tính, trào ngược thực quản, viêm loét thực quản, bào mòn dạ dày, thậm chí là ung thư thực quản.
Lý do ăn món nóng hổi gây hậu quả nghiêm trọng là thức ăn phải mất khoảng 9 giây để đi từ miệng vào thực quản, qua cổ họng rồi vào dạ dày. Nếu thức ăn quá nóng, bạn sẽ bị bỏng từ miệng xuống dạ dày, gây tổn thương tế bào niêm mạc.
Chính vì vậy, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp đồ uống nóng trên 65°C là "chất gây ung thư loại 2A" , điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc ăn đồ nóng. Thực tế, số người Trung Quốc tử vong do ung thư thực quản chiếm tới 2% tỷ lệ tử vong toàn cầu. Con số này cao gấp 3 lần so với các nước người dân không có sở thích ăn nóng.
Tại Mỹ, mỗi năm ghi nhận khoảng 20.000 người chết vì ung thư thực quản. Đáng lưu ý, người Mỹ cũng có niềm yêu thích đặc biệt với bánh mì kẹp thịt nóng hổi. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. Nguồn: VTV24