Trang Dailymail mới đây vừa công bố hình ảnh khủng khiếp về kỹ thuật phẫu thuật do sử gia y tế sử gia y tế Richard Barnett sưu tập. Vào thế kỷ 19, Y tế đã có những tiến bộ nhất định trong việc phẫu thuật mắt, cắt bỏ khối u. Trong ảnh là cận cảnh ca phẫu thuật mắt để chữa “lác”. Để loại bỏ ung thư lưỡi, các bác sĩ phải cắt lưỡi làm đôi, lấy khối u và khâu lại. Tuy nhiên, trước năm 1846, khi chưa có thuốc giảm đau, việc phẫu thuật là nỗi kinh hoàng của cả bệnh nhân lẫn bác sĩ. Hình ảnh tư liệu cho thấy các bác sĩ cắt chân chỉ bằng một con dao. Khi không có thuốc giảm đau và thuốc gây mê, nhiều bệnh nhân chết vì sốc hậu phẫu, nhiễm trùng hoặc mất máu.Người mẹ phải trải qua đau đớn tột cùng khi sinh mổ trong hoàn cảnh chưa có thuốc gây mê. Năm 1846, Robert Liston đã dùng ether gây mê để cắt cụt chi. Đây được coi là bước ngoặt của ngành ngoại khoa. Một năm sau đó, James Simpson phát hiện ra thuốc gây mê chloroform.Ca phẫu thuật tái tạo hàm dưới để chữa các bệnh răng miệng năm 1841. Hình ảnh từ năm 1841 cho thấy, các bác sĩ thời kỳ này khâu động mạch ở vùng háng bằng móc khâu, song song với việc nén bụng để giảm lưu lượng máu.Từ năm 1844, các bác sĩ đã có thể tiến hành mổ não người. Các dụng cụ phẫu thuật như cưa, dao, kéo... được sử dụng trong phẫu thuật cắt chi, mổ nội tạng. Đây là cách bác sĩ buộc các động mạch ở cánh tay và khuỷu tay để ngăn chảy máu vào năm 1866. Cận cảnh một cuộc giải phẫu ở nách vào năm 1848.
Trang Dailymail mới đây vừa công bố hình ảnh khủng khiếp về kỹ thuật phẫu thuật do sử gia y tế sử gia y tế Richard Barnett sưu tập. Vào thế kỷ 19, Y tế đã có những tiến bộ nhất định trong việc phẫu thuật mắt, cắt bỏ khối u. Trong ảnh là cận cảnh ca phẫu thuật mắt để chữa “lác”.
Để loại bỏ ung thư lưỡi, các bác sĩ phải cắt lưỡi làm đôi, lấy khối u và khâu lại. Tuy nhiên, trước năm 1846, khi chưa có thuốc giảm đau, việc phẫu thuật là nỗi kinh hoàng của cả bệnh nhân lẫn bác sĩ.
Hình ảnh tư liệu cho thấy các bác sĩ cắt chân chỉ bằng một con dao. Khi không có thuốc giảm đau và thuốc gây mê, nhiều bệnh nhân chết vì sốc hậu phẫu, nhiễm trùng hoặc mất máu.
Người mẹ phải trải qua đau đớn tột cùng khi sinh mổ trong hoàn cảnh chưa có thuốc gây mê.
Năm 1846, Robert Liston đã dùng ether gây mê để cắt cụt chi. Đây được coi là bước ngoặt của ngành ngoại khoa. Một năm sau đó, James Simpson phát hiện ra thuốc gây mê chloroform.
Ca phẫu thuật tái tạo hàm dưới để chữa các bệnh răng miệng năm 1841.
Hình ảnh từ năm 1841 cho thấy, các bác sĩ thời kỳ này khâu động mạch ở vùng háng bằng móc khâu, song song với việc nén bụng để giảm lưu lượng máu.
Từ năm 1844, các bác sĩ đã có thể tiến hành mổ não người.
Các dụng cụ phẫu thuật như cưa, dao, kéo... được sử dụng trong phẫu thuật cắt chi, mổ nội tạng.
Đây là cách bác sĩ buộc các động mạch ở cánh tay và khuỷu tay để ngăn chảy máu vào năm 1866.
Cận cảnh một cuộc giải phẫu ở nách vào năm 1848.