Gần 2 năm qua, bà mẹ Nguyễn Quỳnh Anh (SN1990) vẫn không quên những tháng ngày ám ảnh cảnh cô con gái tên Vy gãi tay chân suốt ngày đêm. Sau tham khảo ý kiến của các bác sĩ, bà mẹ trẻ đã quyết định kiên trì chữa viêm da cơ địa bằng sữa mẹ.Chị Quỳnh Anh kể, trước đây, bé bị viêm da cơ địa từ lúc 3 tháng. Ban đầu là các vết mẩn đỏ, khô da, tróc da trên hai má, gãi và chà xát lên mặt nhiều dẫn đến sần, nóng, trầy da và nhiễm trùng khiến má chảy nước chảy máu thường xuyên.Nhớ lại những tháng ngày ấy, chị Ly vẫn không khỏi ám ảnh. “Rời mắt khỏi con 10 phút là con sẽ gãi đến chảy máu đầm đìa khắp các đầu ngón tay mới thôi, con không đau vì con quá ngứa. Nên suốt 2 năm đầu của con mình gần như không thể rời mắt khỏi con. Khi con ngủ cũng phải bọc kín chân tay lại nếu không con sẽ gãi trong vô thức.Hè cũng như đông, cô bé Vy được mẹ bọc tay bằng 1 lớp tất chân rồi bọc cái tay áo ra ngoài và thêm 1 lớp tất chân nữa. Bởi nếu không, cô bé sẽ gãi liên tục và còn tự tháo tất cả các loại tất mỏng ra.Sau một thời gian đi gõ cửa các bệnh viện và bác sĩ nổi tiếng, mẹ Quỳnh Anh đã quyết định tự đúc kết cách chăm sóc con bị viêm da cơ địa của mình. Ngoài việc giữ cho bé không gãi, chị Quỳnh Anh cũng chăm sóc con cực kỳ tỉ mẩn: tránh xa hoá chất, len, dạ... thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên và luôn giữ con ẩm và mát lạnh.Chị Quỳnh Anh đã lên tư tưởng rằng: ”Đây là bênh cơ địa nên phải chăm sóc để sống chung với lũ, chờ đến khi con lớn rồi hết dần. Chứ không tin có loại thuốc bôi thuốc uống nào mà dùng cái khỏi liền, nếu nó không chứa corticoid thì cũng là cái gì đó mình không cảm thấy yên tâm”.Chị Quỳnh Anh đã sử dụng loại dưỡng ẩm mà theo chị “rẻ tiền nhưng cực kỳ hiệu nghiệm”, đó là sữa mẹ. Chị nói: “Sữa trữ đông hoặc giữ lạnh thoa lên da con vào mùa hè giúp dịu cơn ngứa ngay lập tức. Mẹ cũng có thể tận dụng sữa mẹ con bú còn thừa lấy ra thoa"."Mình thì đơn giản lắm vì con toàn bú trực tiếp, thích vắt ra thoa cho con lúc nào thì vắt. Lý tưởng nhất là sau khi tắm xong, vắt ra thoa khắp người con, vỗ vỗ cho thấm, sau đó thoa một lớp kem dưỡng ẩm để giữ lớp sữa mẹ lại vì sữa mẹ là tự nhiên nên bay rất nhanh. 30 phút phải thoa một lần mới đủ, mình dùng kem dưỡng ẩm thoa lên phía trên, cũng giữ da ẩm được 3-4 tiếng".Theo chị Quỳnh Anh, sữa mẹ có tính sát trùng và làm liền da nên đặc biệt hiệu nghiệm trên các vết chàm, gãi trầy xước da, và khi bị bội nhiễm.Ngoài việc thoa lên da để sát trùng, dưỡng ẩm và làm liền vết thương nhanh chóng, tránh bội nhiễm, mẹ Quỳnh Anh cho rằng, việc cho con bú sữa mẹ cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ.Nhờ sự kiên trì mà đến nay, cô bé Vy đã có thể tự tin đi chơi và chụp ảnh dã ngoại cùng mẹ mà không còn quá lo lắng đến các vết trầy xước trên tay, chân. Với bà mẹ Quỳnh Anh, đó không chỉ là niềm vui mà còn là niệm hạnh phúc lớn cho những cố gắng, kiên trì của mình khi sự hành hạ của viêm da cơ địa với con gái nhỏ đã không còn tái diễn.
Gần 2 năm qua, bà mẹ Nguyễn Quỳnh Anh (SN1990) vẫn không quên những tháng ngày ám ảnh cảnh cô con gái tên Vy gãi tay chân suốt ngày đêm. Sau tham khảo ý kiến của các bác sĩ, bà mẹ trẻ đã quyết định kiên trì chữa viêm da cơ địa bằng sữa mẹ.
Chị Quỳnh Anh kể, trước đây, bé bị viêm da cơ địa từ lúc 3 tháng. Ban đầu là các vết mẩn đỏ, khô da, tróc da trên hai má, gãi và chà xát lên mặt nhiều dẫn đến sần, nóng, trầy da và nhiễm trùng khiến má chảy nước chảy máu thường xuyên.
Nhớ lại những tháng ngày ấy, chị Ly vẫn không khỏi ám ảnh. “Rời mắt khỏi con 10 phút là con sẽ gãi đến chảy máu đầm đìa khắp các đầu ngón tay mới thôi, con không đau vì con quá ngứa. Nên suốt 2 năm đầu của con mình gần như không thể rời mắt khỏi con. Khi con ngủ cũng phải bọc kín chân tay lại nếu không con sẽ gãi trong vô thức.
Hè cũng như đông, cô bé Vy được mẹ bọc tay bằng 1 lớp tất chân rồi bọc cái tay áo ra ngoài và thêm 1 lớp tất chân nữa. Bởi nếu không, cô bé sẽ gãi liên tục và còn tự tháo tất cả các loại tất mỏng ra.
Sau một thời gian đi gõ cửa các bệnh viện và bác sĩ nổi tiếng, mẹ Quỳnh Anh đã quyết định tự đúc kết cách chăm sóc con bị viêm da cơ địa của mình. Ngoài việc giữ cho bé không gãi, chị Quỳnh Anh cũng chăm sóc con cực kỳ tỉ mẩn: tránh xa hoá chất, len, dạ... thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên và luôn giữ con ẩm và mát lạnh.
Chị Quỳnh Anh đã lên tư tưởng rằng: ”Đây là bênh cơ địa nên phải chăm sóc để sống chung với lũ, chờ đến khi con lớn rồi hết dần. Chứ không tin có loại thuốc bôi thuốc uống nào mà dùng cái khỏi liền, nếu nó không chứa corticoid thì cũng là cái gì đó mình không cảm thấy yên tâm”.
Chị Quỳnh Anh đã sử dụng loại dưỡng ẩm mà theo chị “rẻ tiền nhưng cực kỳ hiệu nghiệm”, đó là sữa mẹ. Chị nói: “Sữa trữ đông hoặc giữ lạnh thoa lên da con vào mùa hè giúp dịu cơn ngứa ngay lập tức. Mẹ cũng có thể tận dụng sữa mẹ con bú còn thừa lấy ra thoa".
"Mình thì đơn giản lắm vì con toàn bú trực tiếp, thích vắt ra thoa cho con lúc nào thì vắt. Lý tưởng nhất là sau khi tắm xong, vắt ra thoa khắp người con, vỗ vỗ cho thấm, sau đó thoa một lớp kem dưỡng ẩm để giữ lớp sữa mẹ lại vì sữa mẹ là tự nhiên nên bay rất nhanh. 30 phút phải thoa một lần mới đủ, mình dùng kem dưỡng ẩm thoa lên phía trên, cũng giữ da ẩm được 3-4 tiếng".
Theo chị Quỳnh Anh, sữa mẹ có tính sát trùng và làm liền da nên đặc biệt hiệu nghiệm trên các vết chàm, gãi trầy xước da, và khi bị bội nhiễm.
Ngoài việc thoa lên da để sát trùng, dưỡng ẩm và làm liền vết thương nhanh chóng, tránh bội nhiễm, mẹ Quỳnh Anh cho rằng, việc cho con bú sữa mẹ cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ.
Nhờ sự kiên trì mà đến nay, cô bé Vy đã có thể tự tin đi chơi và chụp ảnh dã ngoại cùng mẹ mà không còn quá lo lắng đến các vết trầy xước trên tay, chân. Với bà mẹ Quỳnh Anh, đó không chỉ là niềm vui mà còn là niệm hạnh phúc lớn cho những cố gắng, kiên trì của mình khi sự hành hạ của viêm da cơ địa với con gái nhỏ đã không còn tái diễn.