Nhai kẹo cao su: Những người nhai kẹo cao su thường xuyên sẽ có nhiều nếp nhăn quanh miệng và bác sĩ đã xác nhận điều này là đúng. Khi nhai kẹo cao su, cơ miệng phải hoạt động quá mức, lâu dài sẽ dẫn đến xuất hiện nhiều nếp nhăn.Chạy bộ: Chạy bộ giúp đốt cháy chất béo nhưng cũng đồng thời làm mất mô mỡ, khiến da có nếp nhăn sâu. Chưa kể, chạy bộ ngoài trời nhiều giờ mà không có biện pháp chống nắng phù hợp có thể khiến da bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời. Nếu bạn thường chạy bộ ngoài trời, nên sử dụng kem chống nắng không thấm nước vì mồ hôi làm giảm mức độ bảo vệ của kem chống nắng nhanh hơn.Cúi đầu xem điện thoại: Sử dụng điện thoại di động quá nhiều không chỉ khiến da mặt dễ lão hóa sớm mà còn ảnh hưởng tới cả vùng cổ. Khi cúi đầu liên tục để xem điện thoại, bạn không chỉ bị đau mỏi cổ vai gáy mà còn có thể dẫn đến nếp nhăn vùng cổ.Không đeo kính râm: 80% các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy, bao gồm cả nếp nhăn, là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Không đeo kính râm khiến bạn phải nheo mắt liên tục, gây ra các vết chân chim và nếp nhăn sâu.Dùng ống hút: Uống cà phê hoặc trà qua ống hút có thể giúp bạn không bị ố vàng răng, nhưng nó có thể làm nếp nhăn quanh môi xuất hiện. Người dễ bị nếp nhăn quanh môi nên tránh sử dụng ống hút thực sự thường xuyên. Chuyển động cơ bắp lặp đi lặp lại sẽ phá vỡ collagen quanh vùng miệng, làm hình thành nếp nhăn sâu.Nằm sấp hoặc nghiêng khi ngủ: Nếu bạn nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ, khuôn mặt sẽ bị ép vào gối, gây áp lực lên da, khiến da dễ hình thành nếp nhăn. Tư thế ngủ tốt nhất cho da là nằm ngửa.Đeo miếng bịt mắt: Vùng da quanh mắt rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Một số loại bịt mắt ngủ có thể làm tổn thương da và gây viêm, dẫn tới các dấu hiệu lão hóa. Nếu cần đeo bịt mắt khi ngủ, hãy chọn loại làm từ vải mềm, tốt nhất là lụa và không đeo quá chặt.Đeo kính áp tròng: Khi bạn đeo kính áp tròng, bạn thường phải kéo căng mắt.Điều này lặp đi lặp lại khiến vùng da trán xuất hiện nếp nhăn. Không như kính cận, kính áp tròng không thể bảo vệ vùng da quanh mắt khỏi tia UV, khiến da dễ bị tổn thương. Ảnh: BS.Mời độc giả theo dõi video "Thực hư tế bào gốc tại các cơ sở làm đẹp". Nguồn: VTV24.
Nhai kẹo cao su: Những người nhai kẹo cao su thường xuyên sẽ có nhiều nếp nhăn quanh miệng và bác sĩ đã xác nhận điều này là đúng. Khi nhai kẹo cao su, cơ miệng phải hoạt động quá mức, lâu dài sẽ dẫn đến xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Chạy bộ: Chạy bộ giúp đốt cháy chất béo nhưng cũng đồng thời làm mất mô mỡ, khiến da có nếp nhăn sâu. Chưa kể, chạy bộ ngoài trời nhiều giờ mà không có biện pháp chống nắng phù hợp có thể khiến da bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời. Nếu bạn thường chạy bộ ngoài trời, nên sử dụng kem chống nắng không thấm nước vì mồ hôi làm giảm mức độ bảo vệ của kem chống nắng nhanh hơn.
Cúi đầu xem điện thoại: Sử dụng điện thoại di động quá nhiều không chỉ khiến da mặt dễ lão hóa sớm mà còn ảnh hưởng tới cả vùng cổ. Khi cúi đầu liên tục để xem điện thoại, bạn không chỉ bị đau mỏi cổ vai gáy mà còn có thể dẫn đến nếp nhăn vùng cổ.
Không đeo kính râm: 80% các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy, bao gồm cả nếp nhăn, là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Không đeo kính râm khiến bạn phải nheo mắt liên tục, gây ra các vết chân chim và nếp nhăn sâu.
Dùng ống hút: Uống cà phê hoặc trà qua ống hút có thể giúp bạn không bị ố vàng răng, nhưng nó có thể làm nếp nhăn quanh môi xuất hiện. Người dễ bị nếp nhăn quanh môi nên tránh sử dụng ống hút thực sự thường xuyên. Chuyển động cơ bắp lặp đi lặp lại sẽ phá vỡ collagen quanh vùng miệng, làm hình thành nếp nhăn sâu.
Nằm sấp hoặc nghiêng khi ngủ: Nếu bạn nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ, khuôn mặt sẽ bị ép vào gối, gây áp lực lên da, khiến da dễ hình thành nếp nhăn. Tư thế ngủ tốt nhất cho da là nằm ngửa.
Đeo miếng bịt mắt: Vùng da quanh mắt rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Một số loại bịt mắt ngủ có thể làm tổn thương da và gây viêm, dẫn tới các dấu hiệu lão hóa. Nếu cần đeo bịt mắt khi ngủ, hãy chọn loại làm từ vải mềm, tốt nhất là lụa và không đeo quá chặt.
Đeo kính áp tròng: Khi bạn đeo kính áp tròng, bạn thường phải kéo căng mắt.Điều này lặp đi lặp lại khiến vùng da trán xuất hiện nếp nhăn. Không như kính cận, kính áp tròng không thể bảo vệ vùng da quanh mắt khỏi tia UV, khiến da dễ bị tổn thương. Ảnh: BS.
Mời độc giả theo dõi video "Thực hư tế bào gốc tại các cơ sở làm đẹp". Nguồn: VTV24.