Theo Boldsky, cà phê là một trong những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh vì nhiệt độ gây ngưng tụ ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng cà phê. Tốt nhất là đựng trong chai lọ, bình kín khí và để ở môi trường nhiệt độ thường. Hành tây nếu được bảo quản trong tủ lạnh, độ ẩm của tủ lạnh sẽ làm hành tây bị mềm nhũn và nấm mốc. Hành tây cũng bị thay đổi khi để dưới ánh nắng mặt trời, vì vậy nên bảo quản ở nơi mát, không nên để hành tây cạnh khoai tây vì khi để cùng nhau cả hai sẽ càng dễ bị hỏng hơn. Khi bảo quản trong tủ lạnh, cà chua sẽ bị mất đi mùi vị, hương vị thay đổi theo chiều hướng xấu và mất đi độ thơm ngon của nó. Ngoài ra, nhiệt độ thấp của tủ lạnh còn ngăn cản quá trình chín tự nhiên của cà chua, trong khi cà chua ngon và bổ dưỡng nhất khi chín.Khoai tây cây cũng là thực phẩm không nên trữ trong tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ phá vỡ các kết cấu tinh bột trong khoai tây, chuyển thành đường khiến nó cứng, thay đổi hương vị, không ngon cho dù chế biến như thế nào. Để bảo quản khoai tây, bạn có thể để chúng ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tối. Ngoài ra, bạn có thể bọc khoai tây trong giấy sẽ giúp khoai tây không bị thối nhanh. Bánh mì sẽ nhanh bị khô và cứng, và nếu môi trường tủ lạnh không sạch sẽ, thì trên bánh dễ xuất hiện nấm mốc… Bánh mì cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng và không quá bốn ngày. Khi để tỏi trong tủ lạnh, do ẩm ướt, nhánh và đầu tỏi sẽ dễ mọc mầm non, thậm chí phát triển nấm mốc gây hại cho sức khỏe khi ăn. Thêm nữa là tỏi không chịu được lạnh, nó sẽ bị mềm khá nhanh và biến dạng, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Vì thế bạn hãy để tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát để có thể giữ tỏi trong hai hoặc ba tháng. Bảo quản ớt trong tủ lạnh là một trong những sai lầm phổ biến hầu như mọi chị em phụ nữ đều mắc phải. Tuy nhiên, điều đó lại làm hỏng ớt với tốc độ nhanh hơn. Nếu sử dụng ớt để lâu trong tủ lạnh còn có thể gây hại cho sức khỏe. Do vậy, hãy lưu trữ ớt trong một túi giấy ở nhiệt độ phòng thay vì tủ lạnh.
Theo Boldsky, cà phê là một trong những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh vì nhiệt độ gây ngưng tụ ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng cà phê. Tốt nhất là đựng trong chai lọ, bình kín khí và để ở môi trường nhiệt độ thường.
Hành tây nếu được bảo quản trong tủ lạnh, độ ẩm của tủ lạnh sẽ làm hành tây bị mềm nhũn và nấm mốc. Hành tây cũng bị thay đổi khi để dưới ánh nắng mặt trời, vì vậy nên bảo quản ở nơi mát, không nên để hành tây cạnh khoai tây vì khi để cùng nhau cả hai sẽ càng dễ bị hỏng hơn.
Khi bảo quản trong tủ lạnh, cà chua sẽ bị mất đi mùi vị, hương vị thay đổi theo chiều hướng xấu và mất đi độ thơm ngon của nó. Ngoài ra, nhiệt độ thấp của tủ lạnh còn ngăn cản quá trình chín tự nhiên của cà chua, trong khi cà chua ngon và bổ dưỡng nhất khi chín.
Khoai tây cây cũng là thực phẩm không nên trữ trong tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ phá vỡ các kết cấu tinh bột trong khoai tây, chuyển thành đường khiến nó cứng, thay đổi hương vị, không ngon cho dù chế biến như thế nào.
Để bảo quản khoai tây, bạn có thể để chúng ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tối. Ngoài ra, bạn có thể bọc khoai tây trong giấy sẽ giúp khoai tây không bị thối nhanh.
Bánh mì sẽ nhanh bị khô và cứng, và nếu môi trường tủ lạnh không sạch sẽ, thì trên bánh dễ xuất hiện nấm mốc… Bánh mì cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng và không quá bốn ngày.
Khi để tỏi trong tủ lạnh, do ẩm ướt, nhánh và đầu tỏi sẽ dễ mọc mầm non, thậm chí phát triển nấm mốc gây hại cho sức khỏe khi ăn. Thêm nữa là tỏi không chịu được lạnh, nó sẽ bị mềm khá nhanh và biến dạng, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Vì thế bạn hãy để tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát để có thể giữ tỏi trong hai hoặc ba tháng.
Bảo quản ớt trong tủ lạnh là một trong những sai lầm phổ biến hầu như mọi chị em phụ nữ đều mắc phải. Tuy nhiên, điều đó lại làm hỏng ớt với tốc độ nhanh hơn. Nếu sử dụng ớt để lâu trong tủ lạnh còn có thể gây hại cho sức khỏe. Do vậy, hãy lưu trữ ớt trong một túi giấy ở nhiệt độ phòng thay vì tủ lạnh.