Đầu tiên, hãy vệ sinh sạch sẽ tủ thuốc hàng tháng, thậm chí hàng tuần và ngay lúc nào có thể. Đừng bao giờ để thuốc quá hạn trong tủ thuốc, bởi những trường hợp cần dùng thuốc khẩn cấp bạn sẽ không thể đủ thời gian và sáng suốt tìm hạn của nó. Tủ thuốc cũng không nên đặt ở nơi ẩm ướt, nên đặt nó trong phòng nơi khô thoáng.1. Gạc vô trùng. Gạc y tế là cái mà bạn luôn phải có trong tủ thuốc. Nên sắm loại gạc to bản hơn băng dính. Gạc cũng nên để gọn gàng bằng cách cuộn nó theo vòng tròn để lúc cần dùng lấy ra một cách dễ dàng nhất. Nếu như băng gạc bị bẩn, nhớ ngâm trong nước nóng để sát trùng nó.2. Chỉ nha khoa. Nếu không dùng chỉ nha khoa, bạn sẽ không làm sạch 100% vi khuẩn trong kẽ răng. Thực tế thì khoảng 40% dân số không có thói quen dùng chỉ nha khoa mặc dù nó rất tiện lợi. Đánh răng không thể quét sạch mảng bám trên răng, điều này dẫn đển nguy cơ đau tim và đột quỵ. Vì thế, đừng quên dự trữ trong tủ thuốc chỉ nha khoa nhé.3. Cồn rửa. Nếu chỉ có một vết cắt hay xước nhỏ, chẳng cần đến việc đi gặp bác sỹ. Bạn hoàn toàn có thể tự mình sát trùng vết thương. Nếu những vết thương nhẹ ngoài da không được khử trùng thì nó sẽ rất dễ gây nhiễm trùng khi bạn tiếp xúc với bụi bẩn. Do vậy, đừng quên dự trữ cồn y tế trong tủ thuốc nhà mình. Có nhiều loại trên thị trường, hiện nay còn có cả một số loại gây tê giảm đau.4. Thuốc trị nấm. Nấm phát triển quá mức sẽ gây nhiễm trùng ở da và móng tay, âm đạo, miệng và các xoang. Để giúp ngăn chặn điều này, bạn nên có sẵn thuốc trị nấm như kem, phun, geo hay dạng bọt để bôi tại nhà ngay khi nó mới nhớm phát triển.5. Trữ siro ho. Đối với những gia đình có con nhỏ thì điều này lại càng quan trọng hơn. Không phải bao giờ bạn cũng đưa con đến bệnh viện hoặc đi mua thuốc được kịp thời, thì đây là giải pháp hữu hiệu nhất. Siro ho là loại tiện dụng nhất vì đã có liều lượng chuẩn đong bằng thìa và bạn cũng mang theo rất dễ dàng.6. Bộ nhíp. Nhíp làm được vô số việc không chỉ đơn giản là tỉa và nhổ lông mày. Bạn có thể dùng nhíp để lấy những mảnh vụn bụi bặm, gỗ mủn dưới da. Chỉ cần bạn hãy sát trùng nước sôi nhíp trước khi thực hiện những công đoạn này.7. Nhiệt kế. Hàng năm, có hàng ngàn vụ vỡ nhiệt kế được báo cáo. Thủy ngân là một chất rất độc, nó làm hại đến não, tủy sống, thận và gan. Nó cũng ảnh hưởng đến các giác quan nữa. Vì thế mà các bác sỹ khuyên rằng, các gia đình, trong tủ thuốc, nên dùng nhiệt kế điện tử, nhiệt kế rượu thủy tinh, nhiệt kế ống tai, hoặc một nhiệt kế dán trán linh hoạt.
Đầu tiên, hãy vệ sinh sạch sẽ tủ thuốc hàng tháng, thậm chí hàng tuần và ngay lúc nào có thể. Đừng bao giờ để thuốc quá hạn trong tủ thuốc, bởi những trường hợp cần dùng thuốc khẩn cấp bạn sẽ không thể đủ thời gian và sáng suốt tìm hạn của nó. Tủ thuốc cũng không nên đặt ở nơi ẩm ướt, nên đặt nó trong phòng nơi khô thoáng.
1. Gạc vô trùng. Gạc y tế là cái mà bạn luôn phải có trong tủ thuốc. Nên sắm loại gạc to bản hơn băng dính. Gạc cũng nên để gọn gàng bằng cách cuộn nó theo vòng tròn để lúc cần dùng lấy ra một cách dễ dàng nhất. Nếu như băng gạc bị bẩn, nhớ ngâm trong nước nóng để sát trùng nó.
2. Chỉ nha khoa. Nếu không dùng chỉ nha khoa, bạn sẽ không làm sạch 100% vi khuẩn trong kẽ răng. Thực tế thì khoảng 40% dân số không có thói quen dùng chỉ nha khoa mặc dù nó rất tiện lợi. Đánh răng không thể quét sạch mảng bám trên răng, điều này dẫn đển nguy cơ đau tim và đột quỵ. Vì thế, đừng quên dự trữ trong tủ thuốc chỉ nha khoa nhé.
3. Cồn rửa. Nếu chỉ có một vết cắt hay xước nhỏ, chẳng cần đến việc đi gặp bác sỹ. Bạn hoàn toàn có thể tự mình sát trùng vết thương. Nếu những vết thương nhẹ ngoài da không được khử trùng thì nó sẽ rất dễ gây nhiễm trùng khi bạn tiếp xúc với bụi bẩn. Do vậy, đừng quên dự trữ cồn y tế trong tủ thuốc nhà mình. Có nhiều loại trên thị trường, hiện nay còn có cả một số loại gây tê giảm đau.
4. Thuốc trị nấm. Nấm phát triển quá mức sẽ gây nhiễm trùng ở da và móng tay, âm đạo, miệng và các xoang. Để giúp ngăn chặn điều này, bạn nên có sẵn thuốc trị nấm như kem, phun, geo hay dạng bọt để bôi tại nhà ngay khi nó mới nhớm phát triển.
5. Trữ siro ho. Đối với những gia đình có con nhỏ thì điều này lại càng quan trọng hơn. Không phải bao giờ bạn cũng đưa con đến bệnh viện hoặc đi mua thuốc được kịp thời, thì đây là giải pháp hữu hiệu nhất. Siro ho là loại tiện dụng nhất vì đã có liều lượng chuẩn đong bằng thìa và bạn cũng mang theo rất dễ dàng.
6. Bộ nhíp. Nhíp làm được vô số việc không chỉ đơn giản là tỉa và nhổ lông mày. Bạn có thể dùng nhíp để lấy những mảnh vụn bụi bặm, gỗ mủn dưới da. Chỉ cần bạn hãy sát trùng nước sôi nhíp trước khi thực hiện những công đoạn này.
7. Nhiệt kế. Hàng năm, có hàng ngàn vụ vỡ nhiệt kế được báo cáo. Thủy ngân là một chất rất độc, nó làm hại đến não, tủy sống, thận và gan. Nó cũng ảnh hưởng đến các giác quan nữa. Vì thế mà các bác sỹ khuyên rằng, các gia đình, trong tủ thuốc, nên dùng nhiệt kế điện tử, nhiệt kế rượu thủy tinh, nhiệt kế ống tai, hoặc một nhiệt kế dán trán linh hoạt.