1. Bánh Trung thu: Bánh Trung Thu là món ăn truyền thống và quan trọng nhất trong dịp Tết này. Người Trung Quốc có tục ăn bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng Tám là để tưởng nhớ đến 2 vị lãnh tụ của phong trào khởi nghĩa nông dân thời bấy giờ là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn.Bánh Trung thu cổ truyền của Trung Quốc có lớp vỏ mỏng và phần nhân đầy đặn. Theo truyền thống, món bánh này được tự làm tại nhà, song hiện nay rất ít người tự làm chúng mà thường mua ngoài. Nhân truyền thống của bánh Trung thu bao gồm hạt sen, đậu đen, lòng đỏ trứng… Bánh Trung thu hiện đại phong phú hơn, có thêm những loại nhân khác như kem, chocolate…2. Bí ngô: Người dân sống ở phía Nam sông Dương Tử có truyền thống ăn bí ngô trong dịp Trung thu bởi vì đây cũng là mùa thu hoạch của loại thực phẩm này. Thời xưa, các gia đình nghèo ở đây đã ăn bí ngô trong dịp lễ, do họ không có đủ điều kiện chuẩn bị bánh Trung thu. Ăn bí ngô vào đúng rằm Trung Thu cũng được cho là mang lại sức khoẻ cho người thưởng thức nhờ hình dạng tròn và sắc vàng màu mỡ của quả bí.Theo truyền thuyết, một cặp vợ chồng cùng với con gái của họ sống tại chân núi Nam. Hai vợ chồng già ốm nặng vì thiếu thức ăn và quần áo. Một ngày nọ, con gái họ tìm được một quả bí ngô khi đang làm việc trên một cánh đồng. Cô đã mang quả bí về nhà, nấu chín cho bố và mẹ cô. Lạ lùng thay, cha mẹ cô dần hồi phục sau khi ăn bí.3. Khoai môn: Khoai môn cũng là loại thực phẩm thu hoạch vào khoảng thời gian diễn ra Tết Trung thu. Mọi người yêu thích sự tươi ngon và vị mềm dẻo của loại rau củ này. Một trong những cách chế biến phổ biến nhất ở Trung Quốc cắt khoai thành từng miếng nhỏ, chiên kĩ, rồi phủ xi-rô. Đây luôn được xem là một món ăn phổ biến đối với những ai ưa vị ngọt.Mọi người cũng tin rằng ăn khoai môn trong Tết Trung Thu có thể xua tan vận rủi, giúp mang lại may mắn và sự giàu có. Truyền thống này bắt đầu từ thời nhà Thanh (1644-1912).4. Vịt: Vịt là món ăn phổ biến dịp Trung thu ở Trung Quốc. Người dân Trung Quốc tin rằng ăn vịt vào mùa Thu sẽ giúp đẩy hỏa khí khỏi cơ thể và giúp cân bằng âm và dương. Mỗi vùng khác nhau ở Trung Quốc lại có các bí quyết riêng để nấu vịt. Người dân ở tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Trung Quốc có truyền thống nấu vịt với một loại khoai được trồng nhiều trong khu vực này.Người dân ở Giang Tô thì thường làm món vịt mộc quế (vịt được muối và nướng lên). Đây là món ăn nổi tiếng nhất của Nam Kinh với lịch sử hơn 2.500 năm. Tại tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Trung Quốc, mọi người thường thưởng thức món vịt nướng trong dịp lễ đặc biệt này. Ngoài ra, còn phải kể tới món vịt chiên gừng.5. Ốc sông: Đối với người dân xứ Quảng Đông, ốc sông là món ăn không thể thiếu trong dịp Trung Thu. Những loại ốc sông thường được nấu kèm với các loại thảo dược để giảm mùi tanh khó chịu của chúng. Người ta tin rằng ăn ốc sông trong dịp Trung thu giúp đôi mắt sáng khỏe hơn.6. Cua lông: Mùa cua lông thường là tháng 9 và tháng 10. Do đó, nó cũng là món ăn theo mùa rất đặc trưng trong dịp Trung thu của người dân Trung Quốc trong những năm gần đây, trên khắp miền Nam Trung Quốc, nhưng thực chất, phong tục này đã được duy trì từ lâu tại các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, nơi có nhiều sông, hồ. Cua lông rất giàu protein và các acid amin tốt cho sức khỏe.7. Rượu hoa quế lên men: Uống rượu lên men với hoa quế có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Họ đã bắt đầu uống loại rượu này từ cách đây hơn 2.000 năm. Dịp Trung thu cũng là mùa hoa mộc quế đang nở rộ. Uống rượu hoa mộc quế trong mùa Thu tượng trưng cho sự đoàn tụ trong gia đình và cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Ảnh: Internet.Mời độc giả theo dõi Video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV.
1. Bánh Trung thu: Bánh Trung Thu là món ăn truyền thống và quan trọng nhất trong dịp Tết này. Người Trung Quốc có tục ăn bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng Tám là để tưởng nhớ đến 2 vị lãnh tụ của phong trào khởi nghĩa nông dân thời bấy giờ là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn.
Bánh Trung thu cổ truyền của Trung Quốc có lớp vỏ mỏng và phần nhân đầy đặn. Theo truyền thống, món bánh này được tự làm tại nhà, song hiện nay rất ít người tự làm chúng mà thường mua ngoài. Nhân truyền thống của bánh Trung thu bao gồm hạt sen, đậu đen, lòng đỏ trứng… Bánh Trung thu hiện đại phong phú hơn, có thêm những loại nhân khác như kem, chocolate…
2. Bí ngô: Người dân sống ở phía Nam sông Dương Tử có truyền thống ăn bí ngô trong dịp Trung thu bởi vì đây cũng là mùa thu hoạch của loại thực phẩm này. Thời xưa, các gia đình nghèo ở đây đã ăn bí ngô trong dịp lễ, do họ không có đủ điều kiện chuẩn bị bánh Trung thu. Ăn bí ngô vào đúng rằm Trung Thu cũng được cho là mang lại sức khoẻ cho người thưởng thức nhờ hình dạng tròn và sắc vàng màu mỡ của quả bí.
Theo truyền thuyết, một cặp vợ chồng cùng với con gái của họ sống tại chân núi Nam. Hai vợ chồng già ốm nặng vì thiếu thức ăn và quần áo. Một ngày nọ, con gái họ tìm được một quả bí ngô khi đang làm việc trên một cánh đồng. Cô đã mang quả bí về nhà, nấu chín cho bố và mẹ cô. Lạ lùng thay, cha mẹ cô dần hồi phục sau khi ăn bí.
3. Khoai môn: Khoai môn cũng là loại thực phẩm thu hoạch vào khoảng thời gian diễn ra Tết Trung thu. Mọi người yêu thích sự tươi ngon và vị mềm dẻo của loại rau củ này. Một trong những cách chế biến phổ biến nhất ở Trung Quốc cắt khoai thành từng miếng nhỏ, chiên kĩ, rồi phủ xi-rô. Đây luôn được xem là một món ăn phổ biến đối với những ai ưa vị ngọt.
Mọi người cũng tin rằng ăn khoai môn trong Tết Trung Thu có thể xua tan vận rủi, giúp mang lại may mắn và sự giàu có. Truyền thống này bắt đầu từ thời nhà Thanh (1644-1912).
4. Vịt: Vịt là món ăn phổ biến dịp Trung thu ở Trung Quốc. Người dân Trung Quốc tin rằng ăn vịt vào mùa Thu sẽ giúp đẩy hỏa khí khỏi cơ thể và giúp cân bằng âm và dương. Mỗi vùng khác nhau ở Trung Quốc lại có các bí quyết riêng để nấu vịt. Người dân ở tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Trung Quốc có truyền thống nấu vịt với một loại khoai được trồng nhiều trong khu vực này.
Người dân ở Giang Tô thì thường làm món vịt mộc quế (vịt được muối và nướng lên). Đây là món ăn nổi tiếng nhất của Nam Kinh với lịch sử hơn 2.500 năm. Tại tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Trung Quốc, mọi người thường thưởng thức món vịt nướng trong dịp lễ đặc biệt này. Ngoài ra, còn phải kể tới món vịt chiên gừng.
5. Ốc sông: Đối với người dân xứ Quảng Đông, ốc sông là món ăn không thể thiếu trong dịp Trung Thu. Những loại ốc sông thường được nấu kèm với các loại thảo dược để giảm mùi tanh khó chịu của chúng. Người ta tin rằng ăn ốc sông trong dịp Trung thu giúp đôi mắt sáng khỏe hơn.
6. Cua lông: Mùa cua lông thường là tháng 9 và tháng 10. Do đó, nó cũng là món ăn theo mùa rất đặc trưng trong dịp Trung thu của người dân Trung Quốc trong những năm gần đây, trên khắp miền Nam Trung Quốc, nhưng thực chất, phong tục này đã được duy trì từ lâu tại các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, nơi có nhiều sông, hồ. Cua lông rất giàu protein và các acid amin tốt cho sức khỏe.
7. Rượu hoa quế lên men: Uống rượu lên men với hoa quế có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Họ đã bắt đầu uống loại rượu này từ cách đây hơn 2.000 năm. Dịp Trung thu cũng là mùa hoa mộc quế đang nở rộ. Uống rượu hoa mộc quế trong mùa Thu tượng trưng cho sự đoàn tụ trong gia đình và cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Ảnh: Internet.