Thuốc cảm cúm. Thuốc cảm cúm là một trong những thuốc nên dự phòng dịp Tết. Mùa đông, nhiệt độ ngày và đêm có sự chênh lệch lớn. Hơn nữa, hầu hết mọi người đều phải đi lại nhiều, dễ đối diện cảm, sốt, đau đầu. Lúc này, thuốc cảm cúm có thể làm giảm hiệu quả các triệu chứng như sốt, nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi,... (Ảnh minh họa)Ngoài ra, thuốc ho cũng rất cần thiết. Để dùng thuốc đúng cách, bạn nên nhờ dược sĩ tư vấn chi tiết trước khi sử dụng. Đọc kỹ thành phần, nếu cơ thể mẫn cảm bất cứ thành phần nào của thuốc thì cần cẩn trọng, xin ý kiến của bác sĩ.Thuốc chống say xe. Dịp Tết đi lại nhiều, nếu có tiền sử say tàu xe, bạn nên chuẩn bị sẵn thuốc chống say. Các loại thuốc thường dùng để trị say tàu xe và say sóng gồm viên dimenhydrinate và miếng dán scopolamine.Nếu hành trình ngắn (dưới 6 giờ), bạn nên dùng loại viên uống, uống nửa giờ trước khi lên xe. Với hành trình dài hơn (trên 6 giờ), nên sử dụng miếng dán scopolamine; dán lên vùng da sau tai vào đêm trước khi khởi hành hoặc 5 đến 6 giờ trước khi khởi hành và tháo miếng dán sau khi kết thúc chuyến đi.Thuốc chống khó tiêu. Dịp Tết, cỗ bàn là điều khó tránh. Ăn quá no dễ gây chướng bụng, đau bụng và khó tiêu. Để đề phòng, bạn nên mua thuốc chống khó tiêu, men tiêu hóa trữ sẵn trong nhà.Thuốc tiêu chảy. Ngoài tình trạng khó tiêu, ăn uống không kiểm soát dịp Tết còn có thể dẫn đến tiêu chảy. Để không ảnh hưởng đến việc thăm hỏi họ hàng, chào đón năm mới, nên trữ sẵn một chút thuốc chống tiêu chảy. Khi bệnh ghé thăm, bạn có thể dùng luôn tránh mất nước, ảnh hưởng sức khỏe.Thuốc chống dị ứng. Du xuân dịp Tết, cơ thể có thể bị dị ứng với các yếu tố như môi trường, thực phẩm, khí hậu,... Do vậy, bạn nên chuẩn bị thuốc chống dị ứng. Các loại thuốc chống dị ứng phổ biến bao gồm viên loratadine, viên levocetirizine hydrochloride, viên nén giải phóng kéo dài mizolastine và các thuốc kháng histamine khác.Thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Nếu thường rối loạn giấc ngủ hoặc khó ngủ khi thay đổi môi trường, bạn nên trữ sẵn thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Ngủ đủ giấc rất quan trọng, giúp bạn phấn chấn, tràn đầy năng lượng cho những hoạt động đón xuân.Thuốc bôi ngoài da. Di chuyển nhiều, việc va đập đôi khi có thể xảy ra, gây nên chấn thương nhỏ. Để không bị động, bạn nên chuẩn bị thuốc bôi bên ngoài, băng gạc. Nếu không sử dụng ngay, chúng vẫn cần thiết khi chấn thương trong các hoạt động ngày thường.Mời độc giả xem thêm video: Người trồng hoa thấp thỏm thị trường Tết. (Nguồn video: VTV24)
Thuốc cảm cúm. Thuốc cảm cúm là một trong những thuốc nên dự phòng dịp Tết. Mùa đông, nhiệt độ ngày và đêm có sự chênh lệch lớn. Hơn nữa, hầu hết mọi người đều phải đi lại nhiều, dễ đối diện cảm, sốt, đau đầu. Lúc này, thuốc cảm cúm có thể làm giảm hiệu quả các triệu chứng như sốt, nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi,... (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, thuốc ho cũng rất cần thiết. Để dùng thuốc đúng cách, bạn nên nhờ dược sĩ tư vấn chi tiết trước khi sử dụng. Đọc kỹ thành phần, nếu cơ thể mẫn cảm bất cứ thành phần nào của thuốc thì cần cẩn trọng, xin ý kiến của bác sĩ.
Thuốc chống say xe. Dịp Tết đi lại nhiều, nếu có tiền sử say tàu xe, bạn nên chuẩn bị sẵn thuốc chống say. Các loại thuốc thường dùng để trị say tàu xe và say sóng gồm viên dimenhydrinate và miếng dán scopolamine.
Nếu hành trình ngắn (dưới 6 giờ), bạn nên dùng loại viên uống, uống nửa giờ trước khi lên xe. Với hành trình dài hơn (trên 6 giờ), nên sử dụng miếng dán scopolamine; dán lên vùng da sau tai vào đêm trước khi khởi hành hoặc 5 đến 6 giờ trước khi khởi hành và tháo miếng dán sau khi kết thúc chuyến đi.
Thuốc chống khó tiêu. Dịp Tết, cỗ bàn là điều khó tránh. Ăn quá no dễ gây chướng bụng, đau bụng và khó tiêu. Để đề phòng, bạn nên mua thuốc chống khó tiêu, men tiêu hóa trữ sẵn trong nhà.
Thuốc tiêu chảy. Ngoài tình trạng khó tiêu, ăn uống không kiểm soát dịp Tết còn có thể dẫn đến tiêu chảy. Để không ảnh hưởng đến việc thăm hỏi họ hàng, chào đón năm mới, nên trữ sẵn một chút thuốc chống tiêu chảy. Khi bệnh ghé thăm, bạn có thể dùng luôn tránh mất nước, ảnh hưởng sức khỏe.
Thuốc chống dị ứng. Du xuân dịp Tết, cơ thể có thể bị dị ứng với các yếu tố như môi trường, thực phẩm, khí hậu,... Do vậy, bạn nên chuẩn bị thuốc chống dị ứng. Các loại thuốc chống dị ứng phổ biến bao gồm viên loratadine, viên levocetirizine hydrochloride, viên nén giải phóng kéo dài mizolastine và các thuốc kháng histamine khác.
Thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Nếu thường rối loạn giấc ngủ hoặc khó ngủ khi thay đổi môi trường, bạn nên trữ sẵn thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Ngủ đủ giấc rất quan trọng, giúp bạn phấn chấn, tràn đầy năng lượng cho những hoạt động đón xuân.
Thuốc bôi ngoài da. Di chuyển nhiều, việc va đập đôi khi có thể xảy ra, gây nên chấn thương nhỏ. Để không bị động, bạn nên chuẩn bị thuốc bôi bên ngoài, băng gạc. Nếu không sử dụng ngay, chúng vẫn cần thiết khi chấn thương trong các hoạt động ngày thường.
Mời độc giả xem thêm video: Người trồng hoa thấp thỏm thị trường Tết. (Nguồn video: VTV24)