1. Thuốc giảm đau. Loại thuốc này là một trong các loại thuốc như thuốc phiện và codeine, gây buồn ngủ, chóng mặt, hưng phấn và mất phương hướng hàng giờ sau khi uống. Tuy nhiên, trên nhãn của từng loại thuốc thường có hướng dẫn sử dụng để giúp dùng đúng và an toàn. Nếu người dùng không đọc, bỏ qua những thông tin này thì nó có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng khi bạn lái xe.2. Thuốc kháng histamine. Nếu bạn đang dùng thuốc cảm lạnh hoặc ho hay dị ứng thì có thể thành phần trong các loại thuốc này sẽ kéo theo những cơn buồn ngủ. Ngoài ra, chúng có thể gây phản ứng hóa học làm cho cơ thể làm giảm tiết nước mắt gây tình trạng mắt bạn không nhìn rõ sau khi uống.3. Thuốc chống trầm cảm. Một số thuốc chống trầm cảm như Trazodone, Nefazodone, và tricyclics có thể làm cho bạn buồn ngủ và phản ứng chậm chạp. Chỉ chậm hai hoặc ba giây phanh gấp cũng sẽ gây nguy hiểm cho cả người lái và người đi đường. Tuy nhiên, không phải như vậy có nghĩa là bạn phải kiêng hoàn toàn thuốc. Để chống lại hững cơn buồn ngủ, bạn có thể dùng thuốc vào ban đêm.4. Thuốc hạ huyết áp. Có thể gây hiệu ứng bơ phờ, mệt mỏi. Nếu bạn đang dùng thuốc để có huyết áp chuẩn thì hệ thần kinh khi gặp thuốc sẽ được tác dụng tạo nên hưng phấn quá đà. Điều này gây ra sự mất kiểm soát nếu gặp tình huống bất ngờ khi đang điều khiển vô lăng.5. Các loại thuốc ngủ, an thần. Mọi người thường nghĩ rằng những loại thuốc này giúp ổn định tinh thần nhưng không ngờ đến chúng lại gây ra một số tác dụng phụ như làm cho cơ thể lười phản ứng và giảm khả năng phán đoán vấn đề.6. Thuốc hay nước tăng lực. Đừng tưởng rằng, những loại tăng lực này sẽ làm cho cơ thể tỉnh táo. Sự thực là, chúng làm cho cơ thể quá hưng phấn hơn mức bình thường, vì vậy mà bạn mất quyền kiểm soát vào những chi tiết nhỏ và bất ngờ xảy ra. Nước tăng lực cũng chứa một lượng cồn nhỏ, dẫu nó không thể dẫn đến những cơn say nhưng lại mang lại ảnh hưởng không hề nhỏ khi cầm lái.Tốt hơn, để đảm bảo cho sức khỏe, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc để biết được tác dụng phụ của nó. Nếu như bạn cứ cố ngồi sau vô lăng mà vẫn hiểu rõ tính chất của thuốc thì thật là tai hại.
1. Thuốc giảm đau. Loại thuốc này là một trong các loại thuốc như thuốc phiện và codeine, gây buồn ngủ, chóng mặt, hưng phấn và mất phương hướng hàng giờ sau khi uống. Tuy nhiên, trên nhãn của từng loại thuốc thường có hướng dẫn sử dụng để giúp dùng đúng và an toàn. Nếu người dùng không đọc, bỏ qua những thông tin này thì nó có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng khi bạn lái xe.
2. Thuốc kháng histamine. Nếu bạn đang dùng thuốc cảm lạnh hoặc ho hay dị ứng thì có thể thành phần trong các loại thuốc này sẽ kéo theo những cơn buồn ngủ. Ngoài ra, chúng có thể gây phản ứng hóa học làm cho cơ thể làm giảm tiết nước mắt gây tình trạng mắt bạn không nhìn rõ sau khi uống.
3. Thuốc chống trầm cảm. Một số thuốc chống trầm cảm như Trazodone, Nefazodone, và tricyclics có thể làm cho bạn buồn ngủ và phản ứng chậm chạp. Chỉ chậm hai hoặc ba giây phanh gấp cũng sẽ gây nguy hiểm cho cả người lái và người đi đường. Tuy nhiên, không phải như vậy có nghĩa là bạn phải kiêng hoàn toàn thuốc. Để chống lại hững cơn buồn ngủ, bạn có thể dùng thuốc vào ban đêm.
4. Thuốc hạ huyết áp. Có thể gây hiệu ứng bơ phờ, mệt mỏi. Nếu bạn đang dùng thuốc để có huyết áp chuẩn thì hệ thần kinh khi gặp thuốc sẽ được tác dụng tạo nên hưng phấn quá đà. Điều này gây ra sự mất kiểm soát nếu gặp tình huống bất ngờ khi đang điều khiển vô lăng.
5. Các loại thuốc ngủ, an thần. Mọi người thường nghĩ rằng những loại thuốc này giúp ổn định tinh thần nhưng không ngờ đến chúng lại gây ra một số tác dụng phụ như làm cho cơ thể lười phản ứng và giảm khả năng phán đoán vấn đề.
6. Thuốc hay nước tăng lực. Đừng tưởng rằng, những loại tăng lực này sẽ làm cho cơ thể tỉnh táo. Sự thực là, chúng làm cho cơ thể quá hưng phấn hơn mức bình thường, vì vậy mà bạn mất quyền kiểm soát vào những chi tiết nhỏ và bất ngờ xảy ra. Nước tăng lực cũng chứa một lượng cồn nhỏ, dẫu nó không thể dẫn đến những cơn say nhưng lại mang lại ảnh hưởng không hề nhỏ khi cầm lái.
Tốt hơn, để đảm bảo cho sức khỏe, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc để biết được tác dụng phụ của nó. Nếu như bạn cứ cố ngồi sau vô lăng mà vẫn hiểu rõ tính chất của thuốc thì thật là tai hại.