Dưới đây là 6 kiểu dạy con sai lầm mà những bậc cha mẹ thường mắc phải, hy vọng rằng bạn có thể nhận ra được những mặt hạn chế và phản tác dụng trong những thói quen hằng ngày ngay tại chính ngôi nhà nhỏ của mình
1. Cha mẹ thích đàm phán. Cha mẹ luôn có thói quen để những đứa con của mình “mặc cả” về hình phạt khi chúng phạm lỗi. Sau nhiều lần như vậy, chúng sẽ không còn sợ về hậu quả cho hành vi của chúng, đó chính là lúc chúng đã “bắt thóp” được bạn.Giải pháp: Đừng để trẻ thay đổi qui tắc hay đàm phán về những hình phạt mà bạn đưa ra, sự rõ ràng và cương quyết của bạn buộc bọn trẻ có trách nhiệm với hành vi của chúng.2. Cha mẹ hay la mắng. Sự mệt mỏi từ công việc và những mối quan hệ hằng ngày làm bạn cảm thấy khó chịu và áp lực, khiến bạn dễ dàng tức giận, hét lên, thậm chí quát mắng con vô cớ. Bạn đang mất kiểm soát với chính mình và khi đó trẻ sẽ “học tập” sự nóng giận và mất kiểm soát của bạn .Giải pháp: Nếu bạn mắc phải lỗi này thì bạn cần học cách tiết chế cảm xúc của mình lại. Mọi thứ xung quanh từ công việc cho đến những đứa trẻ của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn có thể làm cho chính mình tốt hơn.3. Cha mẹ quá bảo bọc. Cha mẹ luôn cố bảo vệ con khỏi áp lực hay thất bại, thậm chí sẽ làm thay nhiệm vụ của trẻ để đảm bảo chúng có kết quả tốt nhất. Nếu bạn luôn làm thay bọn trẻ, chúng sẽ không biết chúng thực sự có thể làm điều gì và nếu chúng không tự thất bại thì sẽ chẳng bao giờ biết cách để tự đứng lên.Giải pháp: Đừng làm thay trẻ những gì chúng có thể làm, hãy cho chúng có cơ hội khám phá khả năng của bản thân. Để chúng được trải nghiệm nỗi buồn, sự thất vọng, sau này khi trưởng thành, ra trường đời chúng sẽ đương đầu được với mọi biến cố với những kĩ năng đã được trang bị.4. Cha mẹ quá cầu toàn. Cha mẹ thường luôn đặt tiêu chuẩn quá cao cho trẻ, luôn xem thành quả của bọn trẻ là chưa đủ hoàn hảo, bắt trẻ phải cố gắng thêm nhiều nữa. Khi bọn trẻ đã thành công, bạn lại tiếp tục nâng tiêu chuẩn lên và bắt chúng phải với tới. Điều này khiến lũ trẻ không phát huy được tiềm năng của bản thân mà lại chỉ nhìn vào lỗi lầm của bản thân. Và không ai khác, chính bạn đang giết chết sự tự tin của con mình.Giải pháp: Bạn cần tạo ra không gian riêng giữa những kì vọng của bạn và đam mê riêng của con. Áp lực, nhiếc móc, và chỉ trích không giúp trẻ phát triển. Khuyến khích con đạt được mục tiêu và khám phá tài năng tự nhiên của con là một điều bạn nên làm trong quá trình nuôi dạy con trưởng thành.5. Cha mẹ cho đi quá nhiều. Những cha mẹ giàu có hy vọng tạo ra sự liên kết với con bằng cách cho chúng mọi thứ chúng muốn. Điều này gây ra cảm giác sai lầm trong trẻ, chúng sẽ đòi đến khi nó đạt được. Bởi chúng đã quá quen với việc nhận về mà không biết để đạt được những thứ đó, mọi người xung quanh đã phải vất vả như thế nào. Điều này không chỉ gây cản trở cho việc chọn nghề nghiệp tương lai, mà còn ảnh hưởng đến những mục tiêu cá nhân của con.Giải pháp: Các bố mẹ cho đi quá nhiều cần phải học cách nói không và chịu những phản ứng của con khi chúng không có được những gì chúng muốn. Nếu bạn muốn cho con thứ gì đó, hãy tạo ra cơ hội, mục tiêu để chúng phải nỗ lực đạt được.6. Cha mẹ áp đặt. Bạn đã đi quá đà và dẫn tới sai lầm trong việc hiểu trẻ. Ví dụ, bạn không thích đi học khi còn nhỏ, bạn có thể coi thường hoặc xem nhẹ hành vi học kém của con. Vấn đề là bạn đang dạy con thông qua những trải nghiệm ít ỏi và có phần ích kỉ cá nhân.Giải pháp: Bạn cần phân biệt rõ ràng việc hiểu con và giữ con theo trách nhiệm. Chỉ vì bạn đã từng thất bại không có nghĩa là bọn trẻ phải tuân theo các quy tắc như bạn. Đừng áp đặt định kiến của bạn lên trẻ. Làm cha mẹ là một điều khó khăn, để thực sự giúp con bạn thay đổi và phát triển, bạn cần phải thay đổi trước tiên.
Dưới đây là 6 kiểu dạy con sai lầm mà những bậc cha mẹ thường mắc phải, hy vọng rằng bạn có thể nhận ra được những mặt hạn chế và phản tác dụng trong những thói quen hằng ngày ngay tại chính ngôi nhà nhỏ của mình
1. Cha mẹ thích đàm phán. Cha mẹ luôn có thói quen để những đứa con của mình “mặc cả” về hình phạt khi chúng phạm lỗi. Sau nhiều lần như vậy, chúng sẽ không còn sợ về hậu quả cho hành vi của chúng, đó chính là lúc chúng đã “bắt thóp” được bạn.
Giải pháp: Đừng để trẻ thay đổi qui tắc hay đàm phán về những hình phạt mà bạn đưa ra, sự rõ ràng và cương quyết của bạn buộc bọn trẻ có trách nhiệm với hành vi của chúng.
2. Cha mẹ hay la mắng. Sự mệt mỏi từ công việc và những mối quan hệ hằng ngày làm bạn cảm thấy khó chịu và áp lực, khiến bạn dễ dàng tức giận, hét lên, thậm chí quát mắng con vô cớ. Bạn đang mất kiểm soát với chính mình và khi đó trẻ sẽ “học tập” sự nóng giận và mất kiểm soát của bạn .
Giải pháp: Nếu bạn mắc phải lỗi này thì bạn cần học cách tiết chế cảm xúc của mình lại. Mọi thứ xung quanh từ công việc cho đến những đứa trẻ của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn có thể làm cho chính mình tốt hơn.
3. Cha mẹ quá bảo bọc. Cha mẹ luôn cố bảo vệ con khỏi áp lực hay thất bại, thậm chí sẽ làm thay nhiệm vụ của trẻ để đảm bảo chúng có kết quả tốt nhất. Nếu bạn luôn làm thay bọn trẻ, chúng sẽ không biết chúng thực sự có thể làm điều gì và nếu chúng không tự thất bại thì sẽ chẳng bao giờ biết cách để tự đứng lên.
Giải pháp: Đừng làm thay trẻ những gì chúng có thể làm, hãy cho chúng có cơ hội khám phá khả năng của bản thân. Để chúng được trải nghiệm nỗi buồn, sự thất vọng, sau này khi trưởng thành, ra trường đời chúng sẽ đương đầu được với mọi biến cố với những kĩ năng đã được trang bị.
4. Cha mẹ quá cầu toàn. Cha mẹ thường luôn đặt tiêu chuẩn quá cao cho trẻ, luôn xem thành quả của bọn trẻ là chưa đủ hoàn hảo, bắt trẻ phải cố gắng thêm nhiều nữa. Khi bọn trẻ đã thành công, bạn lại tiếp tục nâng tiêu chuẩn lên và bắt chúng phải với tới. Điều này khiến lũ trẻ không phát huy được tiềm năng của bản thân mà lại chỉ nhìn vào lỗi lầm của bản thân. Và không ai khác, chính bạn đang giết chết sự tự tin của con mình.
Giải pháp: Bạn cần tạo ra không gian riêng giữa những kì vọng của bạn và đam mê riêng của con. Áp lực, nhiếc móc, và chỉ trích không giúp trẻ phát triển. Khuyến khích con đạt được mục tiêu và khám phá tài năng tự nhiên của con là một điều bạn nên làm trong quá trình nuôi dạy con trưởng thành.
5. Cha mẹ cho đi quá nhiều. Những cha mẹ giàu có hy vọng tạo ra sự liên kết với con bằng cách cho chúng mọi thứ chúng muốn. Điều này gây ra cảm giác sai lầm trong trẻ, chúng sẽ đòi đến khi nó đạt được. Bởi chúng đã quá quen với việc nhận về mà không biết để đạt được những thứ đó, mọi người xung quanh đã phải vất vả như thế nào. Điều này không chỉ gây cản trở cho việc chọn nghề nghiệp tương lai, mà còn ảnh hưởng đến những mục tiêu cá nhân của con.
Giải pháp: Các bố mẹ cho đi quá nhiều cần phải học cách nói không và chịu những phản ứng của con khi chúng không có được những gì chúng muốn. Nếu bạn muốn cho con thứ gì đó, hãy tạo ra cơ hội, mục tiêu để chúng phải nỗ lực đạt được.
6. Cha mẹ áp đặt. Bạn đã đi quá đà và dẫn tới sai lầm trong việc hiểu trẻ. Ví dụ, bạn không thích đi học khi còn nhỏ, bạn có thể coi thường hoặc xem nhẹ hành vi học kém của con. Vấn đề là bạn đang dạy con thông qua những trải nghiệm ít ỏi và có phần ích kỉ cá nhân.
Giải pháp: Bạn cần phân biệt rõ ràng việc hiểu con và giữ con theo trách nhiệm. Chỉ vì bạn đã từng thất bại không có nghĩa là bọn trẻ phải tuân theo các quy tắc như bạn. Đừng áp đặt định kiến của bạn lên trẻ. Làm cha mẹ là một điều khó khăn, để thực sự giúp con bạn thay đổi và phát triển, bạn cần phải thay đổi trước tiên.