Theo Healthline, lạc là một nguồn protein tuyệt vời. Protein rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cũng như chữa lành vết thương, sửa chữa mô và chức năng miễn dịch; tăng sức mạnh và hỗ trợ phát triển cơ bắp. Ảnh: Boldsky.Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và một số loại thực phẩm, bao gồm lạc, đã được chứng minh là làm giảm một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Ảnh minh họa.Lạc rất giàu chất béo không bão hòa đa như axit linoleic. Các nghiên cứu cho rằng việc thay thế carbohydrate hoặc chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn bằng chất béo không bão hòa đa có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Ảnh: Boldsky.Nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, ăn lạc có thể làm tăng lượng cholesterol HDL (tốt) cũng có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ảnh: Boldsky.Mặc dù lạc tốt cho sức khỏe nhưng có những đối tượng không nên ăn lạc. Ảnh: Boldsky.1. Người mắc bệnh gút: Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin. Bệnh nhân sẽ bị tăng axit uric máu. Do chế độ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm quá trình bài tiết axit uric và khiến tình trạng bệnh nặng hơn nên người bệnh gút không nên ăn lạc. Ảnh: Boldsky.2. Người đã thực hiện cắt túi mật: Mật rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo trong cơ thể. Sau khi chúng ta ăn, túi mật sẽ tiết dịch mật xuống tá tràng để tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa và hấp thu. Thức ăn nhiều đạm, nhiều chất béo sẽ kích thích mạnh lên túi mật, từ đó thúc đẩy quá trình bài tiết dịch mật. Ảnh: Boldsky.Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt túi mật, dịch mật không thể dự trữ trong cơ thể nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất béo có trong lạc. Ảnh: Reuters.3. Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính và viêm ruột mãn tính: Nhiều bệnh nhân trong số này thường bị đau bụng mãn tính, tiêu chảy hoặc khó tiêu và các triệu chứng khác. Vì vậy, họ nên tiêu thụ ít dầu và chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ảnh: Boldsky.Lạc chứa hàm lượng chất đạm và chất béo cao, khiến cơ thể khó tiêu hóa và hấp thụ nên không phù hợp với những bệnh nhân này. Ảnh: DT.4. Người muốn giảm cân: Lạc rất giàu calo và chất béo. Ăn 100 gram lạc chiên đồng nghĩa với việc nạp thêm 581 kcal vào cơ thể. Vì vậy, người muốn giảm cân nên tránh ăn loại thực phẩm này. Ảnh: Boldsky.5. Bệnh nhân tăng mỡ máu: Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến tình trạng tăng mỡ máu. Nguyên tắc của việc ăn kiêng cho bệnh nhân tăng mỡ máu là giảm lượng calo, axit béo bão hòa và cholesterol. Ảnh: Boldsky.Trong khi đó, lạc là thực phẩm giàu chất béo và nhiều calo, nếu ăn quá nhiều sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, dẫn đến nguy cơ mắc tim mạch vành hoặc các bệnh tim mạch khác. Ảnh minh họa. Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sa kê (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)
Theo Healthline, lạc là một nguồn protein tuyệt vời. Protein rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cũng như chữa lành vết thương, sửa chữa mô và chức năng miễn dịch; tăng sức mạnh và hỗ trợ phát triển cơ bắp. Ảnh: Boldsky.
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và một số loại thực phẩm, bao gồm lạc, đã được chứng minh là làm giảm một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Ảnh minh họa.
Lạc rất giàu chất béo không bão hòa đa như axit linoleic. Các nghiên cứu cho rằng việc thay thế carbohydrate hoặc chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn bằng chất béo không bão hòa đa có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Ảnh: Boldsky.
Nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, ăn lạc có thể làm tăng lượng cholesterol HDL (tốt) cũng có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ảnh: Boldsky.
Mặc dù lạc tốt cho sức khỏe nhưng có những đối tượng không nên ăn lạc. Ảnh: Boldsky.
1. Người mắc bệnh gút: Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin. Bệnh nhân sẽ bị tăng axit uric máu. Do chế độ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm quá trình bài tiết axit uric và khiến tình trạng bệnh nặng hơn nên người bệnh gút không nên ăn lạc. Ảnh: Boldsky.
2. Người đã thực hiện cắt túi mật: Mật rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo trong cơ thể. Sau khi chúng ta ăn, túi mật sẽ tiết dịch mật xuống tá tràng để tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa và hấp thu. Thức ăn nhiều đạm, nhiều chất béo sẽ kích thích mạnh lên túi mật, từ đó thúc đẩy quá trình bài tiết dịch mật. Ảnh: Boldsky.
Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt túi mật, dịch mật không thể dự trữ trong cơ thể nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất béo có trong lạc. Ảnh: Reuters.
3. Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính và viêm ruột mãn tính: Nhiều bệnh nhân trong số này thường bị đau bụng mãn tính, tiêu chảy hoặc khó tiêu và các triệu chứng khác. Vì vậy, họ nên tiêu thụ ít dầu và chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ảnh: Boldsky.
Lạc chứa hàm lượng chất đạm và chất béo cao, khiến cơ thể khó tiêu hóa và hấp thụ nên không phù hợp với những bệnh nhân này. Ảnh: DT.
4. Người muốn giảm cân: Lạc rất giàu calo và chất béo. Ăn 100 gram lạc chiên đồng nghĩa với việc nạp thêm 581 kcal vào cơ thể. Vì vậy, người muốn giảm cân nên tránh ăn loại thực phẩm này. Ảnh: Boldsky.
5. Bệnh nhân tăng mỡ máu: Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến tình trạng tăng mỡ máu. Nguyên tắc của việc ăn kiêng cho bệnh nhân tăng mỡ máu là giảm lượng calo, axit béo bão hòa và cholesterol. Ảnh: Boldsky.
Trong khi đó, lạc là thực phẩm giàu chất béo và nhiều calo, nếu ăn quá nhiều sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, dẫn đến nguy cơ mắc tim mạch vành hoặc các bệnh tim mạch khác. Ảnh minh họa.