Cải thảo. Cải thảo chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, cải thảo chứa lượng chất xơ dồi dào, góp phần tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết phân, tăng cường tiêu hóa. Vậy nhưng, lợi ích của cải thảo chỉ có được khi quá trình chăm sóc đảm bảo, không lạm dụng hóa chất. (Ảnh minh họa)Thực tế, cải thảo có hàm lượng nước tương đối cao nên rất dễ thối. Để kéo dài thời gian bảo quản, một số người lạm dụng formaldehyde phun lên rau để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Được biết, formaldehyde là thành phần hóa học có thể gây ra những tổn thương không thể phục hồi cho cơ thể. Ăn cải thảo “tắm” hóa chất formaldehyde thời gian dài dễ làm tăng nguy cơ ung thư máu.Để phân biệt cải thảo nhúng hóa chất, bạn có thể dùng mũi ngửi. Nếu cải có mùi hắc, bề ngoài sáng mướt, không có lá hỏng thì cần thận trọng. Nguyên nhân bởi formaldehyde có mùi hắc, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn nên có thể giữ cải thảo tươi ngon như mới nhổ trong vài ngày.Khi mua cải thảo, hãy nhìn vào gốc để đánh giá xem cải thảo có tươi hay không. Nguyên nhân bởi sau khi phun formaldehyde, phần lá sẽ không bị thối rữa nhưng gốc vẫn có thể phân hủy theo thời gian. Cà chua. Cà chua là một trong những loại rau quả dễ “tắm” hóa chất từ khi trồng cho đến lúc thu hoạch. Cụ thể, nhiều nhà vườn sử dụng butadiene hoặc ethephon để kích thích cà chua mau lớn, tăng sản lượng quả. Khi thu hoạch, thương lái tiếp tục dùng hóa chất để cà chua chín đều, bảo quản lâu không hỏng.Để chọn được cà chua sạch, bạn nên chú ý màu sắc bên ngoài. Cà chua sạch thường chín không đều do sự chênh lệch ánh sáng, phần nào tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn phần đó chín trước. Trong khi đó, cà chua phun hóa chất thường có màu đỏ đẹp mắt, chín đều, căng mọng.Cà chua “tẩm” hóa chất bảo quản lâu ngày thường không còn cuống. Cà chua sạch thường có cuống, độ cứng vừa phải, đôi khi có đốm xanh chưa chín hẳn. Rau muống. Để rau muống lên đẹp, nhanh thu hoạch, người trồng có thể dùng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu. Sử dụng rau muống “ngậm” hóa chất kiểu này tiềm ẩn nhiều mối nguy sức khỏe.Để không mua phải rau muống “ngậm” hóa chất, chị em nên quan sát hình dáng, màu sắc của chúng. Rau muống phun nhiều hóa chất thường có thân to, lá đen, giòn, dễ dập nát. Khi bẻ thân rau thường không có hoặc rất ít nhựa chảy ra.Ngoài ra, bạn không nên mua những mớ rau có lá màu xanh đậm. Lá quá đậm có thể bắt nguồn từ việc hấp thụ nhiều kim loại nặng, nhiễm chì. Củ sen. Củ sen rất được chuộng ăn vào mùa hè nhờ thanh mát, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều thương lái sẽ tận dụng chất tẩy trắng để củ sen có vẻ ngoài bắt mắt.Để mua củ sen ngon, bạn nên chọn loại tròn đầy, không có vết xước hoặc dập nát. Chú ý, nên chọn những củ còn dính chút bùn ẩm trên vỏ. Những củ trắng sạch bất thường, vị chua rất có thể đã được xử lý hóa chất. Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. (Nguồn video: Vinmec)
Cải thảo. Cải thảo chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, cải thảo chứa lượng chất xơ dồi dào, góp phần tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết phân, tăng cường tiêu hóa. Vậy nhưng, lợi ích của cải thảo chỉ có được khi quá trình chăm sóc đảm bảo, không lạm dụng hóa chất. (Ảnh minh họa)
Thực tế, cải thảo có hàm lượng nước tương đối cao nên rất dễ thối. Để kéo dài thời gian bảo quản, một số người lạm dụng formaldehyde phun lên rau để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Được biết, formaldehyde là thành phần hóa học có thể gây ra những tổn thương không thể phục hồi cho cơ thể. Ăn cải thảo “tắm” hóa chất formaldehyde thời gian dài dễ làm tăng nguy cơ ung thư máu.
Để phân biệt cải thảo nhúng hóa chất, bạn có thể dùng mũi ngửi. Nếu cải có mùi hắc, bề ngoài sáng mướt, không có lá hỏng thì cần thận trọng. Nguyên nhân bởi formaldehyde có mùi hắc, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn nên có thể giữ cải thảo tươi ngon như mới nhổ trong vài ngày.
Khi mua cải thảo, hãy nhìn vào gốc để đánh giá xem cải thảo có tươi hay không. Nguyên nhân bởi sau khi phun formaldehyde, phần lá sẽ không bị thối rữa nhưng gốc vẫn có thể phân hủy theo thời gian.
Cà chua. Cà chua là một trong những loại rau quả dễ “tắm” hóa chất từ khi trồng cho đến lúc thu hoạch. Cụ thể, nhiều nhà vườn sử dụng butadiene hoặc ethephon để kích thích cà chua mau lớn, tăng sản lượng quả. Khi thu hoạch, thương lái tiếp tục dùng hóa chất để cà chua chín đều, bảo quản lâu không hỏng.
Để chọn được cà chua sạch, bạn nên chú ý màu sắc bên ngoài. Cà chua sạch thường chín không đều do sự chênh lệch ánh sáng, phần nào tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn phần đó chín trước. Trong khi đó, cà chua phun hóa chất thường có màu đỏ đẹp mắt, chín đều, căng mọng.
Cà chua “tẩm” hóa chất bảo quản lâu ngày thường không còn cuống. Cà chua sạch thường có cuống, độ cứng vừa phải, đôi khi có đốm xanh chưa chín hẳn.
Rau muống. Để rau muống lên đẹp, nhanh thu hoạch, người trồng có thể dùng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu. Sử dụng rau muống “ngậm” hóa chất kiểu này tiềm ẩn nhiều mối nguy sức khỏe.
Để không mua phải rau muống “ngậm” hóa chất, chị em nên quan sát hình dáng, màu sắc của chúng. Rau muống phun nhiều hóa chất thường có thân to, lá đen, giòn, dễ dập nát. Khi bẻ thân rau thường không có hoặc rất ít nhựa chảy ra.
Ngoài ra, bạn không nên mua những mớ rau có lá màu xanh đậm. Lá quá đậm có thể bắt nguồn từ việc hấp thụ nhiều kim loại nặng, nhiễm chì.
Củ sen. Củ sen rất được chuộng ăn vào mùa hè nhờ thanh mát, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều thương lái sẽ tận dụng chất tẩy trắng để củ sen có vẻ ngoài bắt mắt.
Để mua củ sen ngon, bạn nên chọn loại tròn đầy, không có vết xước hoặc dập nát. Chú ý, nên chọn những củ còn dính chút bùn ẩm trên vỏ. Những củ trắng sạch bất thường, vị chua rất có thể đã được xử lý hóa chất.
Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. (Nguồn video: Vinmec)