Gan đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như sản xuất yếu tố đông máu, chuyển hóa đạm và mỡ trong thức ăn, sử dụng và dự trữ glycogen,... Không những thế, gan còn là nơi chuyển hóa và đào thải chất độc trong máu ra ngoài cơ thể. Gan khỏe mạnh mới thải độc một cách thuận lợi. Ngược lại, gan suy yếu khiến quá trình này bị cản trở, khiến chất độc có cơ hội tích tụ trong cơ thể. (Ảnh: Sohu, minh họa)Để nhận biết dấu hiệu gan có vấn đề, chuyên gia khuyên chú ý đến những thay đổi trên cơ thể, đặc biệt không nên bỏ qua dấu hiệu ba vị trí cơ thể “bốc mùi” dưới đây.Hôi miệng. Hôi miệng là tình trạng rất phổ biến, có thể do thực phẩm, đánh răng không đúng cách, sâu răng hoặc uống ít nước. Tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện khi điều chỉnh chế độ ăn, cách vệ sinh. Ngược lại, hôi miệng kéo dài, hơi thở có mùi ôi khét, tanh hoặc mùi trứng thối; có thể cảm nhận rõ ràng; khó cải thiện sau khi vệ sinh sạch sẽ thì rất có thể đây là dấu hiệu gan có vấn đề.Khi gan có vấn đề, chức năng hoạt động của gan ảnh hưởng. Khả năng giải độc và trao đổi chất của cơ thể sẽ giảm đáng kể. Độc tố tích tụ được vi khuẩn xử lý thành dimethyl sulfide và một số chất tạo mùi khác. Những chất này được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa, đường hô hấp.Hôi miệng do bệnh gan thường kèm hiện tượng khô miệng, miệng có vị đắng, da sẫm màu hoặc da ngả màu vàng, ăn ngủ không ngon. Nếu có những dấu hiệu này, bạn nên đi khám sớm để có cách can thiệp kịp thời.Nước tiểu có mùi hôi. Nước tiểu chứa nhiều amoniac, có mùi khai. Bình thường, mùi nước tiểu không rõ ràng, chỉ dễ nhận diện khi bạn uống ít nước hoặc nhịn tiểu lâu.Trong khi đó, người có vấn đề về gan nước tiểu sẽ có mùi hôi nồng nặc, màu vàng bất thường hoặc chuyển thành màu nâu đậm, màu cà rốt. Chuyên gia lý giải, khi chức năng gan suy giảm, quá trình bài tiết độc tố bị ảnh hưởng. Độc tố từ các bộ phận trong cơ thể sẽ thông qua nước tiểu để bài tiết ra ngoài.Da có mùi hôi. Khi gan có vấn đề, chất thải tích tụ đến một lượng nhất định sẽ tìm đường ra khác. Cụ thể, nếu gan có vấn đề, dimethyl sulfide trong cơ thể sẽ tăng cao, bài tiết ra ngoài dưới dạng mồ hôi. Lúc này, mồ hôi sẽ đặc biệt nặng mùi, thậm chí da có mùi trứng thối hoặc táo thối.Ngoài ba vị trí “bốc mùi” trên, cơ thể sẽ phát ra một số dấu hiệu gan không khỏe. Bạn cần hết sức cảnh giác. Chẳng hạn, lòng trắng mắt chuyển vàng, lòng bàn tay đỏ ửng, chảy máu lợi, da xuất hiện ban đỏ giống như mạng nhện...Để gan luôn khỏe mạnh, chú ý bảo dưỡng gan không bao giờ là muộn. Nếu có thói quen uống rượu, bạn cần bỏ rượu càng sớm càng tốt. Nguyên nhân bởi rượu bia khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa ở gan, làm tăng gánh nặng cho gan, thậm chí khiến gan nhiễm độc.Cắt giảm thực phẩm có hàm lượng chất béo cao cũng có ý nghĩa tích cực với sức khỏe lá gan. Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như gà rán, thịt mỡ... làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Thay vào đó, bạn nên tăng cường kiwi, cà chua, mướp đắng, uống đủ nước... để thúc đẩy quá trình giải độc, giảm gánh nặng cho gan.Duy trì thái độ tích cực cũng rất cần thiết. Khi tức giận, cơ thể tiết ra lượng lớn chất catecholamine. Catecholamine có khả năng làm tăng lượng đường trong máu, nồng độ axit béo, khiến chất độc tích tụ trong gan ngày càng nhiều. Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. (Nguồn video: THĐT)
Gan đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như sản xuất yếu tố đông máu, chuyển hóa đạm và mỡ trong thức ăn, sử dụng và dự trữ glycogen,... Không những thế, gan còn là nơi chuyển hóa và đào thải chất độc trong máu ra ngoài cơ thể. Gan khỏe mạnh mới thải độc một cách thuận lợi. Ngược lại, gan suy yếu khiến quá trình này bị cản trở, khiến chất độc có cơ hội tích tụ trong cơ thể. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Để nhận biết dấu hiệu gan có vấn đề, chuyên gia khuyên chú ý đến những thay đổi trên cơ thể, đặc biệt không nên bỏ qua dấu hiệu ba vị trí cơ thể “bốc mùi” dưới đây.
Hôi miệng. Hôi miệng là tình trạng rất phổ biến, có thể do thực phẩm, đánh răng không đúng cách, sâu răng hoặc uống ít nước. Tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện khi điều chỉnh chế độ ăn, cách vệ sinh. Ngược lại, hôi miệng kéo dài, hơi thở có mùi ôi khét, tanh hoặc mùi trứng thối; có thể cảm nhận rõ ràng; khó cải thiện sau khi vệ sinh sạch sẽ thì rất có thể đây là dấu hiệu gan có vấn đề.
Khi gan có vấn đề, chức năng hoạt động của gan ảnh hưởng. Khả năng giải độc và trao đổi chất của cơ thể sẽ giảm đáng kể. Độc tố tích tụ được vi khuẩn xử lý thành dimethyl sulfide và một số chất tạo mùi khác. Những chất này được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa, đường hô hấp.
Hôi miệng do bệnh gan thường kèm hiện tượng khô miệng, miệng có vị đắng, da sẫm màu hoặc da ngả màu vàng, ăn ngủ không ngon. Nếu có những dấu hiệu này, bạn nên đi khám sớm để có cách can thiệp kịp thời.
Nước tiểu có mùi hôi. Nước tiểu chứa nhiều amoniac, có mùi khai. Bình thường, mùi nước tiểu không rõ ràng, chỉ dễ nhận diện khi bạn uống ít nước hoặc nhịn tiểu lâu.
Trong khi đó, người có vấn đề về gan nước tiểu sẽ có mùi hôi nồng nặc, màu vàng bất thường hoặc chuyển thành màu nâu đậm, màu cà rốt. Chuyên gia lý giải, khi chức năng gan suy giảm, quá trình bài tiết độc tố bị ảnh hưởng. Độc tố từ các bộ phận trong cơ thể sẽ thông qua nước tiểu để bài tiết ra ngoài.
Da có mùi hôi. Khi gan có vấn đề, chất thải tích tụ đến một lượng nhất định sẽ tìm đường ra khác. Cụ thể, nếu gan có vấn đề, dimethyl sulfide trong cơ thể sẽ tăng cao, bài tiết ra ngoài dưới dạng mồ hôi. Lúc này, mồ hôi sẽ đặc biệt nặng mùi, thậm chí da có mùi trứng thối hoặc táo thối.
Ngoài ba vị trí “bốc mùi” trên, cơ thể sẽ phát ra một số dấu hiệu gan không khỏe. Bạn cần hết sức cảnh giác. Chẳng hạn, lòng trắng mắt chuyển vàng, lòng bàn tay đỏ ửng, chảy máu lợi, da xuất hiện ban đỏ giống như mạng nhện...
Để gan luôn khỏe mạnh, chú ý bảo dưỡng gan không bao giờ là muộn. Nếu có thói quen uống rượu, bạn cần bỏ rượu càng sớm càng tốt. Nguyên nhân bởi rượu bia khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa ở gan, làm tăng gánh nặng cho gan, thậm chí khiến gan nhiễm độc.
Cắt giảm thực phẩm có hàm lượng chất béo cao cũng có ý nghĩa tích cực với sức khỏe lá gan. Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như gà rán, thịt mỡ... làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Thay vào đó, bạn nên tăng cường kiwi, cà chua, mướp đắng, uống đủ nước... để thúc đẩy quá trình giải độc, giảm gánh nặng cho gan.
Duy trì thái độ tích cực cũng rất cần thiết. Khi tức giận, cơ thể tiết ra lượng lớn chất catecholamine. Catecholamine có khả năng làm tăng lượng đường trong máu, nồng độ axit béo, khiến chất độc tích tụ trong gan ngày càng nhiều.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. (Nguồn video: THĐT)