Tỉ lệ sinh non ở Việt Nam đang có xu hướng tăng lên, từ 15% vào năm 2011 đã tăng lên đến 18% vào năm 2013. Mỗi năm có đến 150.000 trẻ sinh non nhẹ cân chào đời và tỉ lệ tử vong ở nhóm trẻ này chiếm tới 25% tử vong sơ sinh. Tuy nhiên có tới ¼ trường hợp sinh non có thể phòng tránh được nếu phụ nữ chú ý đến 3 yếu tố nguy hiểm dẫn đến sinh non là khoảng cách sinh con, bắt đầu thai kỳ với cân nặng vừa phải và tăng cân hợp lý khi mang thai. Trẻ sinh trước 37 tuần được coi là sinh non. Trẻ sinh non thường gặp vấn đề về hô hấp, tim mạch, đường ruột cùng nhiều vấn đề phát triển khác. Tuy nhiên trong nhiều nguyên nhân gây sinh non thì 3 yếu tố nói trên là những nguy cơ hoàn toàn có thể tránh được. Một cuộc điều tra trên 400.000 trẻ em sinh non tại Mỹ cho thấy có đến hơn 90% nguyên nhân là do một trong ba yếu tố nói trên. Chỉ có 7,6% trường hợp sinh non bảo đảm được cả 3 yếu tố trên, tức giãn cách sinh đẻ hợp lý, cân nặng hợp lý. Đây được gọi là nhóm lý tưởng.Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có khoảng cách sinh con dưới 1 năm cũng như tăng cân quá ít trong thai kỳ có tỉ lệ sinh non cao hơn nhóm lý tưởng. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh non cao nhất, 25%, tức gấp 3 lần nhóm lý tưởng thuộc về những phụ nữ quá nhẹ cân khi mang thai. Theo các bác sĩ khoa sản thì phụ nữ nên tăng từ 10-15kg trong thai kỳ. Phụ nữ có cân nặng vừa phải, tức chỉ số BMI từ 18,5-24,9 thì nên tăng từ 9-13kg, còn những người nặng cân hơn thì chỉ nên tăng từ 5,5-12kg. Người béo phì chỉ nên tăng từ 4-7,5kg.Để kịp thời ngăn chặn sinh con sớm cần chú ý đến những triệu chứng như: đau lưng, thường là thắt lưng dưới, xuất hiện cơn co 10 phút 1 lần hoặc nhiều hơn, đau quặn bụng dưới hoặc đau bụng như khi có kinh, có thể kèm theo tiêu chảy; dò ối, tăng áp lực khung xương chậu hoặc vùng kín, chảy máu vùng kín, tiết dịch vùng kín hoặc những triệu chứng giống như bị cúm như chóng mặt, nôn mửa. Một lưu ý nữa được rút ra từ việc này là những phụ nữ đang chuẩn bị sinh con, muốn có con hoặc khó có con nên tìm cách để đạt được cân nặng hợp lý trước khi tính đến chuyện mang thai để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Tỉ lệ sinh non ở Việt Nam đang có xu hướng tăng lên, từ 15% vào năm 2011 đã tăng lên đến 18% vào năm 2013. Mỗi năm có đến 150.000 trẻ sinh non nhẹ cân chào đời và tỉ lệ tử vong ở nhóm trẻ này chiếm tới 25% tử vong sơ sinh.
Tuy nhiên có tới ¼ trường hợp sinh non có thể phòng tránh được nếu phụ nữ chú ý đến 3 yếu tố nguy hiểm dẫn đến sinh non là khoảng cách sinh con, bắt đầu thai kỳ với cân nặng vừa phải và tăng cân hợp lý khi mang thai.
Trẻ sinh trước 37 tuần được coi là sinh non. Trẻ sinh non thường gặp vấn đề về hô hấp, tim mạch, đường ruột cùng nhiều vấn đề phát triển khác. Tuy nhiên trong nhiều nguyên nhân gây sinh non thì 3 yếu tố nói trên là những nguy cơ hoàn toàn có thể tránh được.
Một cuộc điều tra trên 400.000 trẻ em sinh non tại Mỹ cho thấy có đến hơn 90% nguyên nhân là do một trong ba yếu tố nói trên. Chỉ có 7,6% trường hợp sinh non bảo đảm được cả 3 yếu tố trên, tức giãn cách sinh đẻ hợp lý, cân nặng hợp lý. Đây được gọi là nhóm lý tưởng.
Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có khoảng cách sinh con dưới 1 năm cũng như tăng cân quá ít trong thai kỳ có tỉ lệ sinh non cao hơn nhóm lý tưởng. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh non cao nhất, 25%, tức gấp 3 lần nhóm lý tưởng thuộc về những phụ nữ quá nhẹ cân khi mang thai.
Theo các bác sĩ khoa sản thì phụ nữ nên tăng từ 10-15kg trong thai kỳ. Phụ nữ có cân nặng vừa phải, tức chỉ số BMI từ 18,5-24,9 thì nên tăng từ 9-13kg, còn những người nặng cân hơn thì chỉ nên tăng từ 5,5-12kg. Người béo phì chỉ nên tăng từ 4-7,5kg.
Để kịp thời ngăn chặn sinh con sớm cần chú ý đến những triệu chứng như: đau lưng, thường là thắt lưng dưới, xuất hiện cơn co 10 phút 1 lần hoặc nhiều hơn, đau quặn bụng dưới hoặc đau bụng như khi có kinh, có thể kèm theo tiêu chảy; dò ối, tăng áp lực khung xương chậu hoặc vùng kín, chảy máu vùng kín, tiết dịch vùng kín hoặc những triệu chứng giống như bị cúm như chóng mặt, nôn mửa.
Một lưu ý nữa được rút ra từ việc này là những phụ nữ đang chuẩn bị sinh con, muốn có con hoặc khó có con nên tìm cách để đạt được cân nặng hợp lý trước khi tính đến chuyện mang thai để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.