1. Tăng tiếp xúc ánh sáng ban ngày
Ánh sáng mặt trời ban ngày có thể cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở những người có vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ hoặc hay bị mất ngủ. 2. Giảm tiếp xúc ánh sáng xanh vào buổi tối
Tiếp xúc với ánh sáng ban ngày có lợi, nhưng phơi sáng ban đêm lại có hiệu ứng ngược lại. Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh và máy tính đặc biệt có hại. 3. Đừng uống cà phê vào cuối ngày
Caffeine có thể làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là nếu bạn uống nhiều vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối. Khi đó, sự kích thích hệ thần kinh có thể ngăn cơ thể bạn thư giãn một cách tự nhiên vào ban đêm. 4. Giảm bớt thời lượng ngủ trưa
Trong khi giấc ngủ ngắn ban trưa đã được chứng minh có lợi, thì ngủ trưa dài hoặc những giấc ngủ bất thường trong ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ đêm của bạn, bởi nó có thể gây nhầm lẫn cho đồng hồ sinh học của cơ thể. 5. Ngủ và thức dậy vào thời điểm nhất quán
Nhịp sinh học của cơ thể được thiết lập theo chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Ngủ và thức dậy vào thời điểm nhất quán có thể hỗ trợ chất lượng giấc ngủ về lâu dài. 6. Không uống rượu
Tránh uống rượu trước khi đi ngủ, vì nó có thể làm giảm sản xuất melatonin ban đêm và dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn. 7. Môi trường phòng ngủ
Nhiều người tin rằng môi trường phòng ngủ và cách bài trí, sắp đặt trong đó là những yếu tố quan trọng để có một giấc ngủ ngon. Hãy thử tối ưu hóa môi trường phòng ngủ bằng cách loại bỏ ánh sáng và tiếng ồn, làm cho nó thực sự là một môi trường thư giãn. 8. Nhiệt độ phòng ngủ
Nhiệt độ cơ thể và phòng ngủ cũng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giấc ngủ. Hãy kiểm tra các mức nhiệt độ khác nhau để tìm ra mức nhiệt nào thoải mái nhất cho bạn. 9. Đừng ăn khuya
Ăn khuya có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ và sự giải phóng tự nhiên của hormone tăng trưởng và melatonin. 10. Thư giãn tâm trí vào buổi tối
Kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ có thể hữu ích và thậm chí còn được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ. Có nhiều cách bạn có thể thử, như nghe nhạc thư giãn, đọc sách, tắm nước nóng, hít thở sâu,… 11. Tắm bồn hoặc tắm thư giãn
Bồn tắm hoặc vòi sen thư giãn là một cách phổ biến để ngủ ngon hơn. Tắm nước ấm, tắm vòi sen hoặc ngâm chân trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn, đồng thời cũng giúp ngủ nhanh hơn, đặc biệt là với người già 12. Khắc phục rối loạn giấc ngủ
Khá nhiều tình trạng bệnh phổ biến có thể gây ngủ kém, bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ. Đi khám bác sĩ nếu giấc ngủ kém là vấn đề bạn thường xuyên gặp phải. 13. Giường đệm thoải mái
Nghiên cứu cho thấy giường, đệm và gối có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ, có thể gây đau mỏi lưng, đau khớp. Cố gắng mua giường, đệm, gối chất lượng tốt và thay mới sau mỗi 5-8 năm. 14. Tập thể dục đều đặn, nhưng không phải trước khi ngủ
Tập thể dục thường xuyên vào ban ngày là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo giấc ngủ ngon. 15. Không uống chất lỏng trước khi ngủ
Tiểu đêm là thuật ngữ y tế để chỉ tình trạng đi tiểu quá nhiều vào ban đêm. Nó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và năng lượng ban ngày. Giảm lượng nước uống vào buổi tối muộn và cố gắng vệ sinh ngay trước khi đi ngủ.
1. Tăng tiếp xúc ánh sáng ban ngày
Ánh sáng mặt trời ban ngày có thể cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở những người có vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ hoặc hay bị mất ngủ.
2. Giảm tiếp xúc ánh sáng xanh vào buổi tối
Tiếp xúc với ánh sáng ban ngày có lợi, nhưng phơi sáng ban đêm lại có hiệu ứng ngược lại. Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh và máy tính đặc biệt có hại.
3. Đừng uống cà phê vào cuối ngày
Caffeine có thể làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là nếu bạn uống nhiều vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối. Khi đó, sự kích thích hệ thần kinh có thể ngăn cơ thể bạn thư giãn một cách tự nhiên vào ban đêm.
4. Giảm bớt thời lượng ngủ trưa
Trong khi giấc ngủ ngắn ban trưa đã được chứng minh có lợi, thì ngủ trưa dài hoặc những giấc ngủ bất thường trong ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ đêm của bạn, bởi nó có thể gây nhầm lẫn cho đồng hồ sinh học của cơ thể.
5. Ngủ và thức dậy vào thời điểm nhất quán
Nhịp sinh học của cơ thể được thiết lập theo chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Ngủ và thức dậy vào thời điểm nhất quán có thể hỗ trợ chất lượng giấc ngủ về lâu dài.
6. Không uống rượu
Tránh uống rượu trước khi đi ngủ, vì nó có thể làm giảm sản xuất melatonin ban đêm và dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn.
7. Môi trường phòng ngủ
Nhiều người tin rằng môi trường phòng ngủ và cách bài trí, sắp đặt trong đó là những yếu tố quan trọng để có một giấc ngủ ngon. Hãy thử tối ưu hóa môi trường phòng ngủ bằng cách loại bỏ ánh sáng và tiếng ồn, làm cho nó thực sự là một môi trường thư giãn.
8. Nhiệt độ phòng ngủ
Nhiệt độ cơ thể và phòng ngủ cũng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giấc ngủ. Hãy kiểm tra các mức nhiệt độ khác nhau để tìm ra mức nhiệt nào thoải mái nhất cho bạn.
9. Đừng ăn khuya
Ăn khuya có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ và sự giải phóng tự nhiên của hormone tăng trưởng và melatonin.
10. Thư giãn tâm trí vào buổi tối
Kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ có thể hữu ích và thậm chí còn được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ. Có nhiều cách bạn có thể thử, như nghe nhạc thư giãn, đọc sách, tắm nước nóng, hít thở sâu,…
11. Tắm bồn hoặc tắm thư giãn
Bồn tắm hoặc vòi sen thư giãn là một cách phổ biến để ngủ ngon hơn. Tắm nước ấm, tắm vòi sen hoặc ngâm chân trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn, đồng thời cũng giúp ngủ nhanh hơn, đặc biệt là với người già
12. Khắc phục rối loạn giấc ngủ
Khá nhiều tình trạng bệnh phổ biến có thể gây ngủ kém, bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ. Đi khám bác sĩ nếu giấc ngủ kém là vấn đề bạn thường xuyên gặp phải.
13. Giường đệm thoải mái
Nghiên cứu cho thấy giường, đệm và gối có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ, có thể gây đau mỏi lưng, đau khớp. Cố gắng mua giường, đệm, gối chất lượng tốt và thay mới sau mỗi 5-8 năm.
14. Tập thể dục đều đặn, nhưng không phải trước khi ngủ
Tập thể dục thường xuyên vào ban ngày là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo giấc ngủ ngon.
15. Không uống chất lỏng trước khi ngủ
Tiểu đêm là thuật ngữ y tế để chỉ tình trạng đi tiểu quá nhiều vào ban đêm. Nó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và năng lượng ban ngày. Giảm lượng nước uống vào buổi tối muộn và cố gắng vệ sinh ngay trước khi đi ngủ.