Nhiều người thích ăn cà chua sống nhưng nghiên cứu cho thấy, cà chua khi nấu chín sẽ có lycopene tăng khoảng 35%. Lycopene là một trong các chất chống oxy hóa chịu trách nhiệm tạo màu của cà chua và giúp chống lại một số bệnh ung thư, bao gồm cả tuyến tiền liệt, tuyến tụy, cổ tử cung, vú và phổi, cùng các nguy cơ mắc bệnh khác như bệnh tim. Để lycopene phát huy tác dụng cao nhất, bạn nên nấu chín cà chua.Măng tây có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng chỉ khi chúng được nấu chín thì cơ thể mới hấp thụ được. Nấu chín măng tây sẽ làm tăng mức độ axit phenolic, yếu tố có liên quan tới giảm nguy cơ ung thư.Rau chân vịt là loại rau lá xanh giàu canxi, sắt và magie. Rau chân vịt được nấu chín sẽ thúc đẩy mức độ lutein, một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Rau chân vịt khi nấu chín cũng có thể giúp bạn hấp thụ canxi tốt hơn.Nấm có một cấu trúc rắn nên khó tiêu hóa. Nấu chín nấm không chỉ giúp loại thực phẩm này dễ tiêu hơn mà còn đảm bảo an toàn khi ăn, vì khi ở nhiệt độ nóng, độc tố có thể có trong nấm sẽ bị tiêu diệt.Khả năng chống oxy hóa của cần tây sẽ được tăng lên thông qua một số phương pháp nấu nhất định, trong đó có lò vi sóng, nấu áp suất, nướng vỉ hay bỏ lò.Cà rốt sống không dễ tiêu hóa. Để đảm bảo dễ tiêu hóa cũng như tăng lợi ích tối đa từ beta-carotene, loại chất chống oxy hóa khi vào cơ thể được chuyển đổi thành vitamin A và giúp cải thiện sức khỏe của mắt, cà rốt nên được ăn chín.Đỗ xanh nấu chín sẽ có nhiều lợi ích trong việc hạ cholesterol hơn so với đỗ xanh sống. Cách tốt nhất để giữ được các chất chống oxy hóa của dỗ xanh lại là nướng, nấu chín bằng lò vi sóng, nước vỉ hoặc rán, chứ không phải luộc hay nấu áp suất.Khi cải xoăn (cải kale) được nấu chín, tính chất giảm cholesterol sẽ được tăng lên. Cải xoăn nấu chín không chỉ ngon miệng hơn mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn. Cải xoăn giàu chất xơ, giúp giảm cholesterol khi ở nhiệt độ nóng. Ngoài ra, cải xoăn luộc sẽ mang lại cho bạn nhiều hương vị hơn, nhất là khi nó được nấu chín bằng cách hấp.Khi áp chảo, cà tím sẽ giữ được lượng lớn axit chlorogeni, cho phép làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu (từ đó có thể giảm huyết áp và nguy cơ tiểu đường). Mặt khác, khi luộc cà tím, nó sẽ giữ lại nhiều chất chống oxy hóa delphinidin. Cũng cần phải nhớ rằng cà tím sống có chất độc solanine, song bạn phải ăn một lượng lớn thì mới ảnh hưởng tới dạ dày.Nấu chín khoai tây sẽ ngăn ngừa tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngoài ra, khoai tây rất giàu tinh bột, các loại vitamin, carotene, kali… Cách tốt nhất để bạn tận dụng những lợi ích của khoai tây là luộc chúng lên.
Nhiều người thích ăn cà chua sống nhưng nghiên cứu cho thấy, cà chua khi nấu chín sẽ có lycopene tăng khoảng 35%. Lycopene là một trong các chất chống oxy hóa chịu trách nhiệm tạo màu của cà chua và giúp chống lại một số bệnh ung thư, bao gồm cả tuyến tiền liệt, tuyến tụy, cổ tử cung, vú và phổi, cùng các nguy cơ mắc bệnh khác như bệnh tim. Để lycopene phát huy tác dụng cao nhất, bạn nên nấu chín cà chua.
Măng tây có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng chỉ khi chúng được nấu chín thì cơ thể mới hấp thụ được. Nấu chín măng tây sẽ làm tăng mức độ axit phenolic, yếu tố có liên quan tới giảm nguy cơ ung thư.
Rau chân vịt là loại rau lá xanh giàu canxi, sắt và magie. Rau chân vịt được nấu chín sẽ thúc đẩy mức độ lutein, một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Rau chân vịt khi nấu chín cũng có thể giúp bạn hấp thụ canxi tốt hơn.
Nấm có một cấu trúc rắn nên khó tiêu hóa. Nấu chín nấm không chỉ giúp loại thực phẩm này dễ tiêu hơn mà còn đảm bảo an toàn khi ăn, vì khi ở nhiệt độ nóng, độc tố có thể có trong nấm sẽ bị tiêu diệt.
Khả năng chống oxy hóa của cần tây sẽ được tăng lên thông qua một số phương pháp nấu nhất định, trong đó có lò vi sóng, nấu áp suất, nướng vỉ hay bỏ lò.
Cà rốt sống không dễ tiêu hóa. Để đảm bảo dễ tiêu hóa cũng như tăng lợi ích tối đa từ beta-carotene, loại chất chống oxy hóa khi vào cơ thể được chuyển đổi thành vitamin A và giúp cải thiện sức khỏe của mắt, cà rốt nên được ăn chín.
Đỗ xanh nấu chín sẽ có nhiều lợi ích trong việc hạ cholesterol hơn so với đỗ xanh sống. Cách tốt nhất để giữ được các chất chống oxy hóa của dỗ xanh lại là nướng, nấu chín bằng lò vi sóng, nước vỉ hoặc rán, chứ không phải luộc hay nấu áp suất.
Khi cải xoăn (cải kale) được nấu chín, tính chất giảm cholesterol sẽ được tăng lên. Cải xoăn nấu chín không chỉ ngon miệng hơn mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn. Cải xoăn giàu chất xơ, giúp giảm cholesterol khi ở nhiệt độ nóng. Ngoài ra, cải xoăn luộc sẽ mang lại cho bạn nhiều hương vị hơn, nhất là khi nó được nấu chín bằng cách hấp.
Khi áp chảo, cà tím sẽ giữ được lượng lớn axit chlorogeni, cho phép làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu (từ đó có thể giảm huyết áp và nguy cơ tiểu đường). Mặt khác, khi luộc cà tím, nó sẽ giữ lại nhiều chất chống oxy hóa delphinidin. Cũng cần phải nhớ rằng cà tím sống có chất độc solanine, song bạn phải ăn một lượng lớn thì mới ảnh hưởng tới dạ dày.
Nấu chín khoai tây sẽ ngăn ngừa tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngoài ra, khoai tây rất giàu tinh bột, các loại vitamin, carotene, kali… Cách tốt nhất để bạn tận dụng những lợi ích của khoai tây là luộc chúng lên.