Lẩu mắm là món ăn phổ biến ở miền Tây Nam Bộ nói chung và mảnh đất Cần Thơ quê hương kình ngư Ánh Viên nói riêng. Món lẩu được nấu bằng mắm sặc. Lẩu mắm càng nhiều rau càng ngon. Rau muống, bông súng, so đũa tím, bông bí, đậu rồng , bông chuối, rau rút, bông điển điển... là những loại rau đặc trưng mùa nước nổi góp mặt trong nồi lẩu mắm nơi đây. Ảnh: canthotvBánh Cóng là thứ quà vặt được người dân Cần Thơ ăn vào buổi chiều hay tối, từ khoảng 16, 17h trở đi. Món này có nguyên liệu và cách làm nôm na như bánh khọt nhưng dày và lớp nhân phóng khoáng hơn. Nhân bánh trộn từ bột đậu xanh với củ sắn, thịt băm. Ảnh: mekongdeltaexplorerSau khi được chiên vàng, bánh được đặt thêm mấy con tép sông lên trên cùng. Mùi đậu xanh, mùi thịt, mùi tôm chiên trộn lẫn vào nhau tạo nên một món ăn phong phú về cả mùi vị và màu sắc. Bánh cóng ăn với nước mắm chua ngọt và các loại rau diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế…Ảnh: mumuBánh hỏi – heo quay. Mảnh đất sinh ra kình ngư Ánh Viên còn nổi tiếng với bánh hỏi – heo quay. Bánh hỏi là món ăn được làm từ bột gạo, được ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm và chấm nước mắm, nước tương chua cay ngọt. Chiếc cuốn bánh hỏi trăng tinh, nhỏ xíu,ăn kèm rau sống, heo quay nóng hổi, chấm nước mắm chua ngọt dễ khiến cả những thực khách khó tính nhất cũng phải thích mê ngay từ lần đầu thưởng thức. Ảnh: livecanthoỐc nướng tiêu xanh vừa là món ăn vặt, vừa là món nhậu được ưa chuộng của người dân nơi đây. Ốc bỏ lên vỉ than nướng, sau khi thấm hơi nóng thì tách lớp mài. Lúc này bỏ tiêu xay (hoặc muối tiêu), đến khi thấy nước ốc sôi là có thể gắp ăn. Trước khi nướng, có thể tẩm ướp sẵn ốc với gia vị giúp món ăn đậm đà hơn. Món này ăn kèm với nước mắm ớt. Ảnh: tourdulichmientayBánh tầm bì Cần Thơ có mùi hương đặc biệt khiến những người con xa quê luôn nhớ. Bánh làm bằng bột gạo. Sau khi khuấy bột chín, thì se thành sợi và hấp lại cho chín. Những sợi bì óng ánh tươm mỡ, thơm ngon. Vị béo của nước cốt dừa hoà quyện vào những sợi bánh tầm trắng phau cùng rau, giá, dưa chua tạo nên mọt món ăn tuyệt ngon. Nước mắm chấm phải vàng sóng sánh, trong vắt. Ảnh: nld Nem nướng Cái Răng. Để làm ra những chiếc nem nướng ngon phải chọn được thịt lợn tươi. Sau khi quết dẻo, vo tròn thì đem nướng trên than hồng. Những viên nem tròn trĩnh được xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng rượm. Món nem nướng Cái Răng thường ăn kèm với các loại rau thơm, chuối chát, dưa leo, dứa, khế chua…Ảnh: ivivuChuối nếp nướng. Ở Cần Thơ, chuối nếp nướng trông nhỏ xinh, không thon dài cũng không mập. Chuối nếp nướng có màu có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn. Không phải là đặc sản sơn hào hải vị, nhưng mùi thơm đồng ruộng dân dã của chuối nếp nướng khiến thực khách chỉ ăn một lần là nghiền. Ảnh: locaCanh chua bông so đũa. Bông so đũa ngòn ngọt, nhưng trong nhụy lại có vị nhân nhẫn đăng đắng, ăn tạo ra một vị đắng ngọt quyện vào nhau, rất lạ miệng và rất ngon. Có rất nhiều kiểu nấu canh chua bông so đũa. Có thể là cá rô đồng, có khi là con cá lóc béo ngậy, có lúc lại là cá kèo, hoặc tôm đất. Ảnh: thegioinoitroVị ngọt của tôm, các kết hợp vị chua của cà chua, me, chút giá đậu bắp, quyện với vị tươi ngon thanh mát của loại bông trắng dung dị đồng quê tạo nên một món canh vừa đậm đà, vừa thanh mát. Món canh ăn cùng cơm trắng và cá kho tộ. Ảnh: vanhoamientayBánh xèo Mười Xiềm có lẽ là quán bánh xèo nổi tiếng nhất ở Cần Thơ. Quán bà Mười nằm bên vệ đường, quán lá ọp ẹp như tất cả những chòi lá miền quê sông nước khác. Ấy vậy mà bánh xèo của bà lại rất tuyệt. Ngoài những nguyên liệu truyền thống như giá, tôm tươi, thịt, hành, bánh xèo bà Mười còn có thêm củ sắn, đậu xanh nguyên hạt, ăn vào nghe bùi bùi, thơm thơm, lạ miệng. Ảnh: doanhnhansaigonLẩu bần Phù Sa. Sự hấp dẫn của lẩu bần không chỉ nằm ở cái tên “trái bần” đồng quê dân dã mà chính là hương vị rất đặc trưng của món ăn. Nước lẩu được ninh từ cá tươi để có vị ngọt thơm đặc trưng, có thêm xương heo được nêm nếm vừa ăn với một chút nước cốt me chua. Ảnh: toibayNước lẩu bần rất thơm, có vị chua ngọt rất thanh và đặc trưng hương bần khá đặc biệt. Dùng kèm lẩu bần Phù Sa là bún tươi, cùng các loại rau đồng nội của miền Tây sông nước như bông súng, so đũa, điên điển, bắp chuối thái…Ảnh: photobucket
Lẩu mắm là món ăn phổ biến ở miền Tây Nam Bộ nói chung và mảnh đất Cần Thơ quê hương kình ngư Ánh Viên nói riêng. Món lẩu được nấu bằng mắm sặc. Lẩu mắm càng nhiều rau càng ngon. Rau muống, bông súng, so đũa tím, bông bí, đậu rồng , bông chuối, rau rút, bông điển điển... là những loại rau đặc trưng mùa nước nổi góp mặt trong nồi lẩu mắm nơi đây. Ảnh: canthotv
Bánh Cóng là thứ quà vặt được người dân Cần Thơ ăn vào buổi chiều hay tối, từ khoảng 16, 17h trở đi. Món này có nguyên liệu và cách làm nôm na như bánh khọt nhưng dày và lớp nhân phóng khoáng hơn. Nhân bánh trộn từ bột đậu xanh với củ sắn, thịt băm. Ảnh: mekongdeltaexplorer
Sau khi được chiên vàng, bánh được đặt thêm mấy con tép sông lên trên cùng. Mùi đậu xanh, mùi thịt, mùi tôm chiên trộn lẫn vào nhau tạo nên một món ăn phong phú về cả mùi vị và màu sắc. Bánh cóng ăn với nước mắm chua ngọt và các loại rau diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế…Ảnh: mumu
Bánh hỏi – heo quay. Mảnh đất sinh ra kình ngư Ánh Viên còn nổi tiếng với bánh hỏi – heo quay. Bánh hỏi là món ăn được làm từ bột gạo, được ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm và chấm nước mắm, nước tương chua cay ngọt. Chiếc cuốn bánh hỏi trăng tinh, nhỏ xíu,ăn kèm rau sống, heo quay nóng hổi, chấm nước mắm chua ngọt dễ khiến cả những thực khách khó tính nhất cũng phải thích mê ngay từ lần đầu thưởng thức. Ảnh: livecantho
Ốc nướng tiêu xanh vừa là món ăn vặt, vừa là món nhậu được ưa chuộng của người dân nơi đây. Ốc bỏ lên vỉ than nướng, sau khi thấm hơi nóng thì tách lớp mài. Lúc này bỏ tiêu xay (hoặc muối tiêu), đến khi thấy nước ốc sôi là có thể gắp ăn. Trước khi nướng, có thể tẩm ướp sẵn ốc với gia vị giúp món ăn đậm đà hơn. Món này ăn kèm với nước mắm ớt. Ảnh: tourdulichmientay
Bánh tầm bì Cần Thơ có mùi hương đặc biệt khiến những người con xa quê luôn nhớ. Bánh làm bằng bột gạo. Sau khi khuấy bột chín, thì se thành sợi và hấp lại cho chín. Những sợi bì óng ánh tươm mỡ, thơm ngon. Vị béo của nước cốt dừa hoà quyện vào những sợi bánh tầm trắng phau cùng rau, giá, dưa chua tạo nên mọt món ăn tuyệt ngon. Nước mắm chấm phải vàng sóng sánh, trong vắt. Ảnh: nld
Nem nướng Cái Răng. Để làm ra những chiếc nem nướng ngon phải chọn được thịt lợn tươi. Sau khi quết dẻo, vo tròn thì đem nướng trên than hồng. Những viên nem tròn trĩnh được xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt mỡ, vàng rượm. Món nem nướng Cái Răng thường ăn kèm với các loại rau thơm, chuối chát, dưa leo, dứa, khế chua…Ảnh: ivivu
Chuối nếp nướng. Ở Cần Thơ, chuối nếp nướng trông nhỏ xinh, không thon dài cũng không mập. Chuối nếp nướng có màu có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn. Không phải là đặc sản sơn hào hải vị, nhưng mùi thơm đồng ruộng dân dã của chuối nếp nướng khiến thực khách chỉ ăn một lần là nghiền. Ảnh: loca
Canh chua bông so đũa. Bông so đũa ngòn ngọt, nhưng trong nhụy lại có vị nhân nhẫn đăng đắng, ăn tạo ra một vị đắng ngọt quyện vào nhau, rất lạ miệng và rất ngon. Có rất nhiều kiểu nấu canh chua bông so đũa. Có thể là cá rô đồng, có khi là con cá lóc béo ngậy, có lúc lại là cá kèo, hoặc tôm đất. Ảnh: thegioinoitro
Vị ngọt của tôm, các kết hợp vị chua của cà chua, me, chút giá đậu bắp, quyện với vị tươi ngon thanh mát của loại bông trắng dung dị đồng quê tạo nên một món canh vừa đậm đà, vừa thanh mát. Món canh ăn cùng cơm trắng và cá kho tộ. Ảnh: vanhoamientay
Bánh xèo Mười Xiềm có lẽ là quán bánh xèo nổi tiếng nhất ở Cần Thơ. Quán bà Mười nằm bên vệ đường, quán lá ọp ẹp như tất cả những chòi lá miền quê sông nước khác. Ấy vậy mà bánh xèo của bà lại rất tuyệt. Ngoài những nguyên liệu truyền thống như giá, tôm tươi, thịt, hành, bánh xèo bà Mười còn có thêm củ sắn, đậu xanh nguyên hạt, ăn vào nghe bùi bùi, thơm thơm, lạ miệng. Ảnh: doanhnhansaigon
Lẩu bần Phù Sa. Sự hấp dẫn của lẩu bần không chỉ nằm ở cái tên “trái bần” đồng quê dân dã mà chính là hương vị rất đặc trưng của món ăn. Nước lẩu được ninh từ cá tươi để có vị ngọt thơm đặc trưng, có thêm xương heo được nêm nếm vừa ăn với một chút nước cốt me chua. Ảnh: toibay
Nước lẩu bần rất thơm, có vị chua ngọt rất thanh và đặc trưng hương bần khá đặc biệt. Dùng kèm lẩu bần Phù Sa là bún tươi, cùng các loại rau đồng nội của miền Tây sông nước như bông súng, so đũa, điên điển, bắp chuối thái…Ảnh: photobucket