Tuần thứ 5 là giai đoạn bé hay quấy khóc đầu tiên mà người mẹ phải đối mặt. Thời điểm này bé đã chào đời được hơn 1 tháng, bé bắt đầu thức nhiều hơn và làm quen với thế giới xung quanh. Cũng chính vì lý do đó mà hầu hết các bé đề có cảm giác choáng ngợp và “khó ở” hơn hẳn so với những tuần trước đó.Các nhà khoa học đã ghi nhận, ở giai đoạn này, bé quấy khóc rất nhiều vào thời điểm từ 17-21h. Để xử lý, các mẹ hãy cho bé ăn thường xuyên hơn vào buổi tối. Nên dành thời gian ôm ấp, vuốt ve vỗ về để bé giảm cảm giác sợ hãi khó chịu trong người.Tuần thứ 8-9: thời điểm này bé thường khó ngủ, ít ngủ và thường thức chơi đêm. Nguyên nhân là do thời điểm này bé đang bắt đầu biết và thực hiện một số hành vi lặp đi lặp lại từ mẹ, bố... Chính việc tò mò khám phá khiến bé hay quấy khóc vì trở nên khó ổn định để đi vào giấc ngủ.Vào thời gian này, mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với bé. Hãy cho bé ăn no. Hãy tạo môi trường thoải mái, tắt điện, giữ yên tĩnh tối đa giúp giảm tác động tới bé và bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.Tuần thứ 12 có thể bé quấy khóc nhiều hơn, lịch ngủ lại một lần nữa xáo trộn do bé bắt đầu vận động nhiều hơn hẳn. Đôi khi bé khóc quấy vì không thích bế mà thích được nằm để thử trò lật người, vặn người, nghiêng mình mới học được.Tuần thứ 15-19 cũng là một mốc khủng hoảng của trẻ. Với giai đoạn này, bé tiếp tục ngủ thất thường, có thể khóc đêm và khó ngủ hơn. Tuy nhiên, điều đó không hề đáng ngại vì qua thời gian này, bé sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.Tuần thứ 23-26, bé sẽ bám mẹ hơn, thường chỉ theo mẹ và khóc khi người lạ bế. Bé cũng quấy khóc nhiều hơn.Nguyên nhân là em bé bắt đầu có nhận thức về khoảng cách. Bé sẽ có cảm giác lo lắng, bất an khi thấy mẹ đi xa mất, vì thế mà việc dỗ bé đi ngủ cũng trở nên khó khăn hơn.Tuần thứ 33 -37 đây là thời điểm bé vận động khá nhiều những kĩ năng di chuyển, bò, trườn của bé tốt hơn. Một số trẻ đã có thể đứng thẳng dễ dàng và bắt đầu tập bước đi.Tuy nhiên thời điểm này giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng nhiều. Bé dễ bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không tròn giấc và đôi khi khóc đêm.Tuần thứ 42-46 cũng là một trong 10 tuần khủng hoảng của bé mà đứa trẻnào cũng trải qua.Tuần thứ 52-55 đây là thời điểm tính cách bé thay đổi. Bé thường ăn vạ chống đối nhiều hơn. Nhiều đứa trẻ khóc dai hơn, khó dỗ hơn ít ngủ và ham chơi.Nguyên nhân của tình trạng trên là do bé bắt đầu biết bộc lộ sở thích cá nhân và tính cách độc lập nên bất cứ việc gì khiến bé không vừa ý sẽ thành thảm họa.Tuần 61-64: Thời kỳ này trẻ thường tiếp thu rất nhanh và học cũng rất nhanh. Việc ăn uống ngủ nghỉ thường rối loạn vì trẻ dễ bị phân tâm bởi những việc khác.Tuy nhiên, vì đây là thời điểm trẻ tiếp thu rất tốt nên bố mẹ hãy tiến hành cho trẻ vào khuôn khổ, giờ giấc rèn luyện trẻ cũng khá phù hợp.Tuần 72-76: Những em bé trong độ tuổi này cũng thường xuyên ăn vạ. Muốn dỗ chúng đi ngủ thường rất mệt mỏi, đòi hỏi bố mẹ phải cương quyết và kiên nhẫn.Hãy “lên dây cót” tinh thần cho giai đoạn này vì đây có thể là thời điểm “khó khăn" cho hầu hết các ông bố bà mẹ.
Tuần thứ 5 là giai đoạn bé hay quấy khóc đầu tiên mà người mẹ phải đối mặt. Thời điểm này bé đã chào đời được hơn 1 tháng, bé bắt đầu thức nhiều hơn và làm quen với thế giới xung quanh. Cũng chính vì lý do đó mà hầu hết các bé đề có cảm giác choáng ngợp và “khó ở” hơn hẳn so với những tuần trước đó.
Các nhà khoa học đã ghi nhận, ở giai đoạn này, bé quấy khóc rất nhiều vào thời điểm từ 17-21h. Để xử lý, các mẹ hãy cho bé ăn thường xuyên hơn vào buổi tối. Nên dành thời gian ôm ấp, vuốt ve vỗ về để bé giảm cảm giác sợ hãi khó chịu trong người.
Tuần thứ 8-9: thời điểm này bé thường khó ngủ, ít ngủ và thường thức chơi đêm. Nguyên nhân là do thời điểm này bé đang bắt đầu biết và thực hiện một số hành vi lặp đi lặp lại từ mẹ, bố... Chính việc tò mò khám phá khiến bé hay quấy khóc vì trở nên khó ổn định để đi vào giấc ngủ.
Vào thời gian này, mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với bé. Hãy cho bé ăn no. Hãy tạo môi trường thoải mái, tắt điện, giữ yên tĩnh tối đa giúp giảm tác động tới bé và bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Tuần thứ 12 có thể bé quấy khóc nhiều hơn, lịch ngủ lại một lần nữa xáo trộn do bé bắt đầu vận động nhiều hơn hẳn. Đôi khi bé khóc quấy vì không thích bế mà thích được nằm để thử trò lật người, vặn người, nghiêng mình mới học được.
Tuần thứ 15-19 cũng là một mốc khủng hoảng của trẻ. Với giai đoạn này, bé tiếp tục ngủ thất thường, có thể khóc đêm và khó ngủ hơn. Tuy nhiên, điều đó không hề đáng ngại vì qua thời gian này, bé sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.
Tuần thứ 23-26, bé sẽ bám mẹ hơn, thường chỉ theo mẹ và khóc khi người lạ bế. Bé cũng quấy khóc nhiều hơn.
Nguyên nhân là em bé bắt đầu có nhận thức về khoảng cách. Bé sẽ có cảm giác lo lắng, bất an khi thấy mẹ đi xa mất, vì thế mà việc dỗ bé đi ngủ cũng trở nên khó khăn hơn.
Tuần thứ 33 -37 đây là thời điểm bé vận động khá nhiều những kĩ năng di chuyển, bò, trườn của bé tốt hơn. Một số trẻ đã có thể đứng thẳng dễ dàng và bắt đầu tập bước đi.
Tuy nhiên thời điểm này giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng nhiều. Bé dễ bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không tròn giấc và đôi khi khóc đêm.
Tuần thứ 42-46 cũng là một trong 10 tuần khủng hoảng của bé mà đứa trẻnào cũng trải qua.
Tuần thứ 52-55 đây là thời điểm tính cách bé thay đổi. Bé thường ăn vạ chống đối nhiều hơn. Nhiều đứa trẻ khóc dai hơn, khó dỗ hơn ít ngủ và ham chơi.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do bé bắt đầu biết bộc lộ sở thích cá nhân và tính cách độc lập nên bất cứ việc gì khiến bé không vừa ý sẽ thành thảm họa.
Tuần 61-64: Thời kỳ này trẻ thường tiếp thu rất nhanh và học cũng rất nhanh. Việc ăn uống ngủ nghỉ thường rối loạn vì trẻ dễ bị phân tâm bởi những việc khác.
Tuy nhiên, vì đây là thời điểm trẻ tiếp thu rất tốt nên bố mẹ hãy tiến hành cho trẻ vào khuôn khổ, giờ giấc rèn luyện trẻ cũng khá phù hợp.
Tuần 72-76: Những em bé trong độ tuổi này cũng thường xuyên ăn vạ. Muốn dỗ chúng đi ngủ thường rất mệt mỏi, đòi hỏi bố mẹ phải cương quyết và kiên nhẫn.
Hãy “lên dây cót” tinh thần cho giai đoạn này vì đây có thể là thời điểm “khó khăn" cho hầu hết các ông bố bà mẹ.