1. Bartender (nhân viên pha chế đồ uống) và phục vụ bàn: Làm việc trong những căn phòng đầy khói cực kỳ có hại cho phổi của bạn. Khói thuốc từ thuốc lá cũng như các loại thiết bị hút thuốc khác (như hookah) là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi.2. Người làm vệ sinh và dọn dẹp: Các vật dụng làm sạch được sử dụng chứa rất nhiều hóa chất độc hại có thể gây có nguy cơ gây ra bệnh hen suyễn. Hóa chất trong các chất tẩy rửa này có thể tạo ra phản ứng bất lợi với các mô phổi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.3. Thợ làm tóc: Việc sử dụng liên tục các hóa chất để nhuộm tóc và tạo kiểu tóc có hại cho cơ quan hô hấp của bạn và có thể dẫn đến hen suyễn nghề nghiệp. Nhiều sản phẩm làm thẳng tóc có chứa formaldehyd, một chất gây ung thư được biết đến là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 4. Nhân viên chăm sóc sức khỏe: Các bác sĩ, y tá và các nhân viên khác làm việc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, văn phòng y tế hoặc viện dưỡng lão đang ngày càng có xu hướng phát triển các bệnh về phổi. Sử dụng găng tay có chứa latex có thể gây hen suyễn ở một số người.5. Xây dựng: Các nhân viên làm việc trong ngành xây dựng ngày càng dễ mắc các bệnh về phổi. Họ thường xuyên phải tiếp xúc với amiăng và các loại sợi siêu nhỏ khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư trung biểu mô và ung thư phổi tế bào nhỏ.6. Công nhân làm việc tại các nhà máy có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc làm xấu đi tình trạng hiện tại của họ. Tiếp xúc với kim loại hít vào các xưởng đúc, silica hoặc cát mịn, những người này có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic (một bệnh làm sẹo phổi). Công nhân sản xuất có nguy cơ mắc ung thư phổi cao.7. Nông dân: Những người làm việc với cây trồng và động vật có nguy cơ cao mắc các bệnh khác nhau. Tiếp xúc nhiều lần và liên tục với hạt hoặc cỏ bị ô nhiễm nấm mốc có thể gây viêm phổi quá mẫn khiến túi khí trong phổi của bạn bị viêm và phát triển các mô sẹo.8. Thợ mỏ: Những người thợ mỏ khai thác than có nguy cơ mắc bệnh phổi viêm phế quản đến viêm phổi. Một tình trạng mãn tính gây ra do hít phải bụi được lưu trữ trong phổi trở nên khó khăn và gây khó thở. Điều này có thể gây ra sự phát triển của xơ hóa tiến triển, gây tử vong.9. Lính cứu hỏa: Nhân viên cứu hỏa phải đối mặt với nguy cơ ung thư phổi do tiếp xúc nhiều với lửa và hóa chất. Tuy nhiên, thiết bị thở độc lập (SCBA) được họ sử dụng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi, vì nó giúp lọc một số hóa chất gây hại.10. Thợ sơn: Những người phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như isocyanate, một nguyên nhân chính của hen suyễn nghề nghiệp. Các sản phẩm polyurethane trong sơn cũng gây ra tình trạng tức ngực và khó thở nghiêm trọng. Ảnh: Internet, Boldsky.
Video "Diễn viên Mai Phương phục hồi không ngờ sau ung thư phổi di căn". Nguồn: VTC.
1. Bartender (nhân viên pha chế đồ uống) và phục vụ bàn: Làm việc trong những căn phòng đầy khói cực kỳ có hại cho phổi của bạn. Khói thuốc từ thuốc lá cũng như các loại thiết bị hút thuốc khác (như hookah) là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi.
2. Người làm vệ sinh và dọn dẹp: Các vật dụng làm sạch được sử dụng chứa rất nhiều hóa chất độc hại có thể gây có nguy cơ gây ra bệnh hen suyễn. Hóa chất trong các chất tẩy rửa này có thể tạo ra phản ứng bất lợi với các mô phổi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
3. Thợ làm tóc: Việc sử dụng liên tục các hóa chất để nhuộm tóc và tạo kiểu tóc có hại cho cơ quan hô hấp của bạn và có thể dẫn đến hen suyễn nghề nghiệp. Nhiều sản phẩm làm thẳng tóc có chứa formaldehyd, một chất gây ung thư được biết đến là nguyên nhân chính gây ung thư phổi.
4. Nhân viên chăm sóc sức khỏe: Các bác sĩ, y tá và các nhân viên khác làm việc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, văn phòng y tế hoặc viện dưỡng lão đang ngày càng có xu hướng phát triển các bệnh về phổi. Sử dụng găng tay có chứa latex có thể gây hen suyễn ở một số người.
5. Xây dựng: Các nhân viên làm việc trong ngành xây dựng ngày càng dễ mắc các bệnh về phổi. Họ thường xuyên phải tiếp xúc với amiăng và các loại sợi siêu nhỏ khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư trung biểu mô và ung thư phổi tế bào nhỏ.
6. Công nhân làm việc tại các nhà máy có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc làm xấu đi tình trạng hiện tại của họ. Tiếp xúc với kim loại hít vào các xưởng đúc, silica hoặc cát mịn, những người này có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic (một bệnh làm sẹo phổi). Công nhân sản xuất có nguy cơ mắc ung thư phổi cao.
7. Nông dân: Những người làm việc với cây trồng và động vật có nguy cơ cao mắc các bệnh khác nhau. Tiếp xúc nhiều lần và liên tục với hạt hoặc cỏ bị ô nhiễm nấm mốc có thể gây viêm phổi quá mẫn khiến túi khí trong phổi của bạn bị viêm và phát triển các mô sẹo.
8. Thợ mỏ: Những người thợ mỏ khai thác than có nguy cơ mắc bệnh phổi viêm phế quản đến viêm phổi. Một tình trạng mãn tính gây ra do hít phải bụi được lưu trữ trong phổi trở nên khó khăn và gây khó thở. Điều này có thể gây ra sự phát triển của xơ hóa tiến triển, gây tử vong.
9. Lính cứu hỏa: Nhân viên cứu hỏa phải đối mặt với nguy cơ ung thư phổi do tiếp xúc nhiều với lửa và hóa chất. Tuy nhiên, thiết bị thở độc lập (SCBA) được họ sử dụng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi, vì nó giúp lọc một số hóa chất gây hại.
10. Thợ sơn: Những người phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như isocyanate, một nguyên nhân chính của hen suyễn nghề nghiệp. Các sản phẩm polyurethane trong sơn cũng gây ra tình trạng tức ngực và khó thở nghiêm trọng. Ảnh: Internet, Boldsky.
Video "Diễn viên Mai Phương phục hồi không ngờ sau ung thư phổi di căn". Nguồn: VTC.